Đại diện của Rostec giải thích: “ Su-57 có thể giao chiến với tiêm kích đối phương và tiêu diệt các mục tiêu mặt đất - mặt nước. Nó đang được sản xuất hàng loạt và triển khai tại khu vực chiến sự".
"Bên cạnh đó, Su-57 cũng đang tiến hành các bài thử nghiệm với động cơ giai đoạn hai. Chúng tôi dự định sẽ sớm cung cấp những máy bay với 'trái tim' mới này”.
Khi thảo luận về tính độc đáo của Su-57, Rostec nhấn mạnh đặc điểm tàng hình giúp nó khác biệt với các máy bay chiến đấu khác của Nga như Su-30, Su-35 hay MiG-35 . Tuy nhiên khía cạnh tàng hình của Su-57 vẫn chưa được công bố rộng rãi, thậm chí chưa được nhận thức đầy đủ.
Diện tích phản xạ radar (RCS) đo khả năng phát hiện của một vật thể bằng radar, điều này rất cần thiết trong việc đánh giá khả năng tàng hình của máy bay quân sự.
Su-57 do Nga thiết kế thường được so sánh với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác, như J-20 của Trung Quốc, F-35 và F-22 của Mỹ, về mặt RCS.
Su-57 ước tính có RCS khoảng 0,1 - 1 m 2 . Điều này cho thấy rằng mặc dù Felon sở hữu tính năng tàng hình nhưng nó chưa thể đạt tới cấp độ như các máy bay cùng loại của Mỹ.
Chiến đấu cơ thế hệ năm của Nga kết hợp các vật liệu hấp thụ radar và thiết kế đặc biệt để giảm thiểu chỉ số RCS.
Bất chấp những nỗ lực, nhiều chuyên gia cho rằng máy bay Nga hoàn toàn không sánh được với mức độ tàng hình mà F-22 và F-35 sở hữu.
J-20 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến của Trung Quốc, được cho là có chỉ số RCS trong khoảng từ 0,01 đến 0,1 m2.
Thiết kế J-20 ưu tiên khả năng tàng hình với khung thân nhiều góc cạnh, khoang vũ khí bên trong và lớp phủ hấp thụ sóng radar. Tuy nhiên một số chuyên gia cho rằng việc trang bị cánh mũi sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tính năng tàng hình của nó.
Mặt khác, F-35 do Mỹ phát triển có RCS ước tính khoảng 0,005 m2. Khả năng tàng hình vượt trội đạt được thông qua các công nghệ tiên tiến bao gồm vật liệu hấp thụ sóng radar.
Thiết kế khung máy bay được tối ưu hóa với khoang vũ khí bên trong mang lại nhiều ưu điểm. Khả năng tàng hình của F-35 mang lại hiệu quả cao trong các tình huống chiến đấu hiện đại.
F-22 Raptor - một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm khác của Mỹ, đưa khả năng tàng hình lên một tầm cao mới với RCS ước tính từ 0,0001 đến 0,0005 m2.
Được nhiều người coi là tiêm kích tàng hình tốt nhất nhất hiện nay, thiết kế của F-22 kết hợp các vật liệu hấp thụ sóng radar và sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết để giảm thiểu RCS làm chỉ số này xuống cực thấp, khiến hệ thống radar của đối phương gặp khó khăn trong việc phát hiện và theo dõi.
F-16 Fighting Falcon - máy bay chiến đấu nổi tiếng của Mỹ có RCS khoảng 1,2 m2. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào phiên bản cụ thể và bất kỳ sửa đổi nào được thực hiện để giảm khả năng hiển thị trên màn hình radar.
Eurofighter Typhoon là kết quả của sự hợp tác giữa một số quốc gia châu Âu, RCS của nó ước tính khoảng 0,5 m2. Giống như F-16, RCS của Typhoon có thể thay đổi tùy theo cấu hình cụ thể và các biện pháp bổ sung được thực hiện để nâng cao khả năng tàng hình cho nó.
Dassault Rafale - chiến đấu cơ đa năng đa năng của Pháp, mặc dù không phải tiêm kích thế hệ năm nhưng lại có khả năng tàng hình thật ấn tượng. Ước tính RCS của Rafale nằm trong khoảng 0,1 - 1 m2.
Đặc tính tàng hình của Rafale và Su-57 thực tế là giống nhau. Câu hỏi đặt ra là tiêm kích thế hệ năm của Nga liệu có đủ sức đánh bại Rafale trong tình huống đụng độ, điều này chưa thế làm rõ trong tương lai gần.
Tiêm kích Rafale được nhiều chuyên gia quân sự nhận xét là chiến đấu cơ thế hệ 4,5 tốt nhất thế giới. |