Da xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ thận đang “kêu cứu” vì nhiễm độc niệu

Ngọc Ái |

Nhiều người thường cho rằng nhiễm độc niệu là bệnh của người trung niên hay cao tuổi. Nhưng trên thực tế, do môi trường sống và những thói quen không lành mạnh mà bệnh này đang trẻ hóa rất nhanh.

Nhiễm độc niệu xuất phát từ những tổn thương về thận. Nó dẫn đến các bệnh thận phổ biến như viêm cầu thận mãn tính, sỏi thận, thận hư… Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy thận và gây nhiễm độc niệu.

Da xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ thận đang “kêu cứu” vì nhiễm độc niệu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhiễm độc niệu cực kỳ nguy hại và phải được điều trị sớm, nếu không khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh này thường khó phát hiện ở giai đoạn đầu nếu thiếu kiến thức. Ngoài các dấu hiệu về tiết niệu như nước tiểu nhiều bọt, tiểu ra máu, thiểu niệu thì cũng đừng chủ quan với những bất thường trên làn da.

3 dấu hiệu nhiễm độc niệu thể hiện trên da

Mặc dù thận là cơ quan bài tiết nhưng khi chức năng thận suy giảm sẽ dẫn đến một số thay đổi trên da của cơ thể.

Tăng sắc tố da

Da của nhiều bệnh nhân mắc bệnh thận sẽ có sự khác biệt về màu sắc theo mức độ bệnh. Đặc biệt, khi nhiễm độc niệu sẽ khó tránh khỏi bị tăng sắc tố da. Tăng sắc tố dùng để chỉ tình trạng màu da thay đổi bất thường, dẫn đến một số vùng da có màu đậm hơn hẳn với xung quanh nó.

Bởi vì suy thận, nhiễm độc niệu ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng bài tiết, thải độc của cơ thể. Đồng thời ngăn cản thanh thải của hormone kích thích tế bào hắc tố α, dẫn đến tăng sắc tố cục bộ. Tăng sắc tố da do nhiễm độc niệu thường nhìn thấy rõ nhất là lòng bàn tay, ngón chân và da mặt.

Da xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ thận đang “kêu cứu” vì nhiễm độc niệu - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Ngứa da

Ngứa là một trong những biểu hiện phổ biến khi nhiễm độc niệu, thận tổn thương nặng. Nó không chỉ gây khó chịu, bất tiện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình, giấc ngủ và sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Bởi vì các chất độc, “rác thải” trong cơ thể không thải ra ngoài được sẽ theo máu chảy khắp cơ thể và kích thích các đầu dây thần kinh trên da, từ đó gây ngứa da. Đồng thời, tổn thương từ thận khiến cơ thể không thể cân bằng được các khoáng chất và chất dinh dưỡng khiến da bị khô và gây ngứa.

Cơn ngứa này sẽ dữ dội hơn về đêm và gần như không thuyên giảm sau khi gãi hay bôi thuốc ngoài da. Thường xuất hiện nhất ở ngực, mặt và tay chân.

Da khô, bong tróc hoặc đóng vảy

Nếu thời tiết không hanh khô, cơ thể uống đầy đủ nước nhưng da dẻ vẫn bong tróc, cần cảnh giác xem đó có phải do nhiễm độc niệu hay không. Đặc biệt sau khi sử dụng các loại thuốc ngoài da liên quan mà bệnh vẫn không có cải thiện, bạn nên đến bệnh viện khám, tránh bỏ lỡ thời gian điều trị bệnh tốt nhất.

Bởi vì khi chức năng thận không bình thường sẽ dẫn tới không thể đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Lúc này, các chất độc chỉ có thể đào thải qua da, dẫn tới tình trạng da bị xỉn màu, ngứa ngáy, khô ráp và bong tróc, có vảy bất thường.

Ngoài ra, thêm một lý do khiến bệnh nhân nhiễm độc niệu bị khô da, bong da, tróc vảy da là bởi sự teo tuyến bã nhờn và giảm lượng nước ở lớp biểu bì của da.

Một số triệu chứng khác của nhiễm độc niệu:

- Thiểu niệu hoặc nước tiểu trở nên rất tanh, hôi

- Nước tiểu có bọt hoặc đổi màu sang vàng đậm, nâu…

- Tiểu ra máu.

- Hay chóng mặt và mệt mỏi, khó thở hoặc chán ăn.

- Sưng phù cơ thể, nhất là mí mắt, mặt và tay chân.

- Tăng huyết áp bất thường.

- Hơi thở có mùi

- Các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng khi ăn xong, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.

4 thói quen giúp phòng tránh nhiễm độc niệu

Sự hình thành, phát triển của nhiễm độc niệu có liên quan chặt chẽ đến lối sống. Vì vậy, người thường xuyên có 4 thói quen này sẽ có thận khỏe, phòng tránh sớm được bệnh nhiễm độc niệu:

Ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn quá mặn sẽ làm tăng gánh nặng trao đổi chất cho thận. Từ đó phá vỡ cân bằng điện giải trong cơ thể, khó thải nước thừa ra ngoài, càng làm tăng thêm gánh nặng cho thận và gây nhiễm độc niệu.

Đồng thời, không bồi bổ quá mức hoặc lạm dụng thuốc. Đặc biệt là các loại thực phẩm chức năng, vitamin hay bài thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc. Thay vào đó cần ăn uống cân bằng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây và ăn đúng bữa để phòng bệnh.

Ngủ đúng cách

Ngủ sớm, không thức khuya là cách bảo vệ cơ thể miễn phí nhưng hiệu quả trước rất nhiều bệnh tật. Nhất là bệnh nhiễm độc niệu.

Theo các chuyên gia, đi ngủ trước 23h hàng ngày là thói quen tốt để bảo vệ, bồi bổ thận. Bởi vì thận cần được nghỉ ngơi sau giai đoạn thải độc mạnh nhất từ 17h - 19h. Sau đó, một số chức năng của thận cũng như hệ bài tiết nói chung chỉ được thực hiện hiệu quả nhất trong trạng thái ngủ say.

Ngủ đủ giấc cũng nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu, giúp tăng cường chức năng thận. Ngoài ra, không nên ngủ khi đang tức giận vì sẽ gây hại cho thận.

Uống nước đúng cách

Da xuất hiện 3 dấu hiệu này chứng tỏ thận đang “kêu cứu” vì nhiễm độc niệu - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

Cách bạn uống nước ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thận của bạn. Đặc biệt là với những người bị thận yếu, đang mắc bệnh thận thì cần đặc biệt lưu ý kẻo khó tránh được nhiễm độc niệu.

Các bác sĩ khuyến cáo, người bị bệnh thận không nên uống quá nhiều hay quá ít nước. Bởi vì uống nhiều nước sẽ tạo áp lực lên cho thận còn uống ít nước sẽ làm tăng nguy cơ thận bị nhiễm độc. Do thận sẽ không đủ nước để co bóp đẩy cặn bã và độc tố ra ngoài.

Lượng nước vừa đủ là 1,8 - 2,5 lít mỗi ngày. Cũng nên hạn chế nước ngọt có ga, bia rượu và nên uống từng ngụm nhỏ, dàn trải đều trong ngày để có tác dụng tốt nhất. Lưu ý, với những người đã từng bị sỏi thận nên uống nhiều nước hơn một chút để giúp ngăn ngừa hình thành sỏi trong tương lai. Người thừa cân, vận động nhiều cũng nên tăng lượng nước cần uống hoặc ăn thêm nhiều trái cây.

Vận động vừa sức

Tập thể dục không chỉ cần thiết với những người bình thường, mà đối với những người bị bệnh thận, thận yếu để phòng nhiễm độc niệu.

Ngoài tăng cường trao đổi chất ,bài tiết và hoạt động của thận thì thói quen này còn giúp ổn định huyết áp, làm giảm mỡ máu, tăng cường sức khỏe tim mạch. Trong khi đây là 3 yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa sự tổn thương của thận.

Tuy nhiên, đối với những người thận yếu cần chú ý: loại bài tập, thời gian tập luyện, cường độ và thời gian tập luyện. Với đối tượng này nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga, earobic…

Với những người mới tập luyện nên tập từ từ, rồi tăng dần thời gian lên, nên duy trì 30 - 45 phút/ngày, tập ít nhất 3 ngày/tuần. Tùy vào sức khỏe mỗi người mà có cường độ tập khác nhau, tập vừa với sức của mình. Khi thấy mệt, khó thở, tim đập nhanh, đau bụng… thì cần dừng lại ngay.

Ngoài ra, việc duy trì cân nặng hợp lý, mức BMI dao động trong khoảng 18,6 - 24,9 cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thận. Hãy luôn kiểm soát đường huyết, huyết áp và khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, điều trị sớm các bệnh liên quan đến thận trước khi nhiễm độc niệu kéo tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại