Chính sách "ngoại giao tên lửa" của Trung Quốc?
Những năm gần đây Trung Quốc đã cố gắng mở rộng các vị trí chiếm đóng trái phép ở Biển Đông bằng cách bồi đắp, xây dựng sân bay, doanh trại, triển khai tên lửa hành trình và hệ thống phòng không.
Tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ thường đi qua vùng biển gần các vị trí phi pháp này để khẳng định quyền "tự do hàng hải" và nhận lại phản ứng gay gắt từ Bắc Kinh.
Bắc Kinh muốn thế giới biết rằng trong khi sức mạnh kinh tế và quân sự của Mỹ đang suy giảm thì Trung Quốc đang phát triển "như vũ bão" với việc bổ sung các vũ khí tối tân như tàu sân bay, tàu đổ bộ trực thăng, máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa siêu thanh.
Tên lửa DF-26 của Trung Quốc.
Vào tháng 7/2019, Trung Quốc bắn thử các tên lửa chống hạm siêu thanh ở Biển Đông. Theo NBC News: "Không có tàu chiến nào của Hải quân Hoa Kỳ ở trong khu vực rơi của tên lửa. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ mô tả sự kiện này rất có liên quan".
Theo tạp chí quốc phòng Jane, vào đầu năm 2019 Trung Quốc đã triển khai ít nhất 10 hệ thống tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 tại khu vực huấn luyện tại Nội Mông, Trung Quốc.
Với tầm bắn có thể lên tới 3.000 km, DF-26 từ Nội Mông về mặt lý thuyết có thể bắn trúng tàu chiến Hải quân Mỹ trên khắp tây Thái Bình Dương.
Tầm bắn trung bình của DF-26 là khoảng 4,000 km tức là tên lửa từ căn cứ 666 có thể bắn tới đảo Guam, Hoa Kỳ.
Hải quân Mỹ có thể đánh chặn tên lửa DF-26 của Trung Quốc hay không?
Cũng về mặt lý thuyết, tên lửa đánh chặn mới SM-6 của Hải quân Mỹ có khả năng bắn trúng DF-26 trong hai giai đoạn bao gồm pha đầu (giai đoạn ngay sau khi phóng, tên lửa đang tăng độ cao và tăng tốc), và pha cuối (khi DF-26 tiến theo quỹ đạo vòng cung hướng về mục tiêu).
Tên lửa, trang bị cho các tuần dương hạm và khu trục hạm của Hải quân Hoa Kỳ, đã thử nghiệm thành công ba lần vào năm 2015, 2016 và 2017, theo Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Hoa Kỳ.
Việc bố trí DF-26 tại Nội Mông được cho là nhằm mục tiêu giảm khả năng bị đánh chặn ở pha đầu.
Tên lửa đánh chặn SM-6 có tầm bắn chỉ vài trăm km. Nếu tên lửa Trung Quốc khai hỏa từ căn cứ ở Nội Mông, cơ hội duy nhất để đánh chặn của các tàu chiến Mỹ sẽ là trong những giây cuối cùng của hành trình.
Tên lửa SM-6 được phóng đi từ tàu chiến Mỹ.
Việc đánh chặn ở pha cuối khó khăn hơn so với pha đầu do tại giai đoạn này tốc độ của tên lửa cao đáng kể để ảnh hưởng đến việc đánh chặn.
Tuy khả năng tập kích chính xác của tên lửa Trung Quốc vào tàu chiến Mỹ được cho là thấp, nhưng theo Jane, Trung Quốc đã chuẩn bị rất nhiều tên lửa để bù đắp điểm yếu này: "Họ có một tổ hợp bao gồm một kho lưu trữ và xử lý các vấn đề kỹ thuật của tên lửa và hơn 100 bệ phóng".
Ngoài ra, việc phóng các tên lửa từ Nội Mông được cho là sẽ giúp tên lửa Trung Quốc nằm ngoài phạm vi phát hiện của radar Mỹ nhiều nhất có thể.
Không rõ liệu các tên lửa trong các cuộc thử nghiệm tháng 7/2019 của Trung Quốc ở Biển Đông có được phóng từ Nội Mông hay không. Tuy nhiên mục đích tuyên truyền về sức mạnh quân sự đang gia tăng và dã tâm của Bắc Kinh ở vùng biển này có thể đã được thể hiện một phần.
Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ.
Từ những vụ va chạm trên Biển Đông, Trung Quốc thấy rằng Hạm đội 7 đang "kiệt sức"?
Vào cuối tháng 9/2019, Fang Xiaozhi, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu BRI của Đại học Fudan Thượng Hải bình luận trên tờ China Military Online rằng Hải quân Hoa Kỳ hiện có quá ít tàu chiến để thực thi các hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Và quan trọng hơn, nhà phân tích này nhận định rằng Hải quân Mỹ sẽ không có đủ tàu chiến để đẩy lùi lực lượng Hải quân Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng.
"Mặc dù sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, nhưng người Mỹ đã liên tục tham chiến và chuẩn bị cho xung đột trên Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và ở Trung Đông.
Hải quân Mỹ đã phải thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và đa dạng để thỏa mãn mục tiêu "lợi ích" của nước Mỹ trên toàn cầu.
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đã va chạm liên tục với các tàu thuyền trong 2 năm qua do các nhiệm vụ đã làm kiệt sức các sĩ quan và binh lính và dẫn đến việc quản lý kém. Bên cạnh đó, nhiều tàu chiến của Mỹ đang gặp các sự cố khác nhau khiến tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu giảm".
Những gì mà nhà phân tích Trung Quốc đang làm là lặp lại các cảnh báo của các chuyên gia Mỹ trong nhiều năm qua rằng Hải quân Hoa Kỳ đang phải hoạt động quá sức và thiếu chuẩn bị.
Tàu chiến được triển khai trên biển khi chúng cần được bảo trì, việc huấn luyện sơ sài thủy thủ đoàn đặc biệt đang diễn ra trong hạm đội Thái Bình Dương.
Những "vấn đề đau đớn" này đã biến thành các sự cố thực tế khi khu trục hạm của Hải quân Mỹ va chạm với các tàu hàng hai lần trong năm 2017.
Khu trục hạm USS John S. McCain sau va chạm năm 2017.
Vụ va chạm tháng 8/2017 của khu trục hạm USS John S. McCain với một tàu chở dầu ngoài khơi Singapore, khiến 7 thủy thủ thiệt mạng đã đặt ra câu hỏi về năng lực của thủy thủ đoàn.
Các cuộc điều tra đã chỉ ra các thiếu sót "đáng kinh ngạc" về đào tạo kỹ năng, tinh thần, khả năng lãnh đạo và khả năng điều khiển tàu chiến diễn ra trên McCain.
Căn nguyên của vấn đề là Hải quân Mỹ đang cố gắng hoàn thành công việc mà họ đã làm từ thời Chiến tranh Lạnh là duy trì sự hiện diện trên phạm vi toàn cầu, nhưng với một hạm đội nhỏ hơn nhiều.
Năm 1988, Hải quân Mỹ có tới 566 tàu chiến trong khi con số ngày nay là 290. Các kế hoạch tăng năng lực hải quân lên tới 326 tàu chiến vào năm 2025 và 355 vào những năm 2050, chỉ bù đắp một phần sự thiếu hụt đó, tất nhiên Trung Quốc nắm rất rõ vấn đề này.
Thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hôm 21/10 gửi tới phần còn lại của thế giới là Mỹ đã trở nên thiếu chuẩn bị cho một cuộc xung đột với Trung Quốc khởi xướng ở Đài Loan, Biển Đông hoặc thậm chí là cả khu vực tây Thái Bình Dương.
Trung Quốc công bố video phóng thử tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26