Đã có trẻ tử vong vì sởi tại BV Nhi: Nhìn lại "bản đồ" dịch sởi đáng sợ toàn thế giới 2014

Minh Thư |

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường hô hấp. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các biến chứng.

Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, từ đầu năm 2018 đến nay, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho gần 90 ca mắc sởi, thủy đậu, trong đó, ghi nhận 1 ca tử vong do sởi là bé trai N.K. (sinh năm 2014, ở huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên).

Đây cũng là trường hợp đầu tiên tử vong vì bệnh sởi trong năm 2018 mà Bệnh viện Nhi trung ương ghi nhận.

Đã có trẻ tử vong vì sởi tại BV Nhi: Nhìn lại bản đồ dịch sởi đáng sợ toàn thế giới 2014 - Ảnh 1.

Từ đầu năm 2018 đến nay, Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị nội trú cho gần 90 ca mắc sởi, thủy đậu.

 Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), năm 2016 có tới 89.780 ca tử vong do sởi trên toàn cầu, là năm đầu tiên mà số trường hợp tử vong do sởi giảm dưới 100.000 người.

Đã có trẻ tử vong vì sởi tại BV Nhi: Nhìn lại bản đồ dịch sởi đáng sợ toàn thế giới 2014 - Ảnh 2.

Các bác sỹ ở Bệnh viện Nhi Trung ương trao đổi về các ca bệnh tại khoa chăm sóc đặc biệt ICU mới được thành lập để điều trị những trẻ bị nhiễm bệnh sởi nặng. Photo: L Ngo-Fontaine/WHO Viet Nam

WHO nhấn mạnh, sởi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ nhỏ mặc dù chúng ta có sẵn một loại văcxin an toàn và hiệu quả: vaccine sởi.

Tiêm vaccine sởi phòng ngừa làm giảm 84% số ca tử vong do sởi trong khoảng giữa năm 2000 và năm 2016 trên toàn thế giới.

Cụ thể, trong giai đoạn này (2000-2016), tiêm chủng vaccine sởi đã ngăn ngừa được khoảng 20,4 triệu ca tử vong vì vắc xin sởi là một trong những biện pháp tốt nhất được dùng trong y tế công cộng hiện nay.

Đã có trẻ tử vong vì sởi tại BV Nhi: Nhìn lại bản đồ dịch sởi đáng sợ toàn thế giới 2014 - Ảnh 3.

Hơn 86% trẻ nhiễm bệnh sởi ở Việt Nam chưa được tiêm chủng hoặc không biết trẻ đã được tiêm phòng hay chưa. Tiêm chủng định kỳ là biện pháp dự phòng quan trọng nhất mà người dân có thể làm để tự bảo vệ mình và con của họ. Photo: UN Viet Nam\2014\Truong Viet Hung

Trong 5 năm trở lại đây, dịch sởi đáng sợ nhất hoành hành trên thế giới là năm 2014. Đó cũng là năm số ca tử vong tại Việt Nam do sởi cao kỷ lục, 108 trường hợp chỉ riêng tại 3 bệnh viện lớn.

Ngoài con số chính thức được công bố tại Việt Nam, tạp chí Khoa Nhi (Pediatrics) đã đưa ra một thống kê toàn cầu về dịch bệnh này, cùng xem lại.

Philippines – kể từ đầu tháng 1 năm 2014 đến ngày 24 tháng 2/2014, ít nhất 3.734 trường hợp đã ghi nhận nhiễm sởi và 9.568 trường hợp đã báo cáo sau đó, ít nhất 23 trường hợp đã tử vong.

Nhật Bản - 253 trường hợp trong năm 2014 (tổng cộng 232 trường hợp năm 2013), trong đó ít nhất có một trường hợp bị sởi biến chứng viêm màng não và hầu như tất cả các trường hợp này chưa tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều.

Indonesia – 6.300 trường hợp đã ghi nhận

Đức – ít nhất 1.772 trường hợp (tăng hơn 10 lần so với năm 2012)

Pháp - 272 trường hợp

Úc- gần 180 trường hợp trong năm 2014, (151 trường hợp trong năm 2013), bao gồm cả một số ít trường hợp ở Victoria và đảo Queensland

New Zealand - 113 trường hợp trong năm 2014 (8 trường hợp năm 2013)

Canada - 40 trường hợp tính riêng khu vực phía nam Alberta, 11 ở Ontario, 10 ở Saskatchewan, và ít nhất có 320 trường hợp sởi bùng phát thành dịch bắt đầu từ trường Christian ở British Columbia đến nay đã lan sang khu cộng đồng dân cư khác

Hà Lan- ít nhất 2499 trường hợp mắc bệnh sởi, trong số đó ít nhất một trường hợp sởi biến chứng viêm màng não, một trường hợp tử vong (em gái 17 tuổi).

Hầu hết số ca mắc bệnh sởi đợt này chưa tiêm phòng vaccine, chủ yếu là trẻ em. Ở Canada, dịch sởi cũng đã bùng phát với 42 trường hợp.

Ukraine – 2.309 trường hợp

Nga – tại một vài khu vực, dịch sởi cũng đang lan rộng 2014

Thổ Nhĩ Kỳ - 7.132 trường hợp (tăng từ 700 trường hợp trong năm 2013)

Georgia – hơn 5.369 trường hợp/ trong đó 2 ca tử vong

Ireland - 57 trường hợp

Ba Lan - 86 trường hợp

Ý – ít nhất 2.216 trường hợp trong đó ở Milan đã công bố dịch với 350 trường hợp

Tây Ban Nha - 127 trường hợp

Rumania – 1.074 trường hợp

Syria – ít nhất 7.000 trường hợp

Pakistan – ít nhất 290 trẻ đã tử vong trong số 30.000 người mắc bệnh sởi trong năm nay; theo số liệu cập nhật hàng ngày của nước này thì tỉ lệ trẻ tử vong vì sởi ngày càng tăng.

Nam Phi- dịch sởi cũng đang bùng phát tại các vùng như: Lesotho, Malawi, Namibia, Mozambique, South Africa, Zambia, và Zimbabwe

Đông Phi- dịch đang bùng phát ở Ethiopia và Kenya

Chăm sóc và theo dõi trẻ bị bệnh sởi tại nhà

Đối với bệnh sởi, nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà cho trẻ.

Cách ly trẻ bệnh với trẻ lành. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi sốt ≥ 38.5°C theo chỉ định của bác sĩ.

Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ bị bệnh.

Vệ sinh thân thể như tắm hàng ngày, tránh để lạnh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn.

Thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ. Cắt móng tay tránh gãi làm xước da.

Nhỏ mắt bằng nước muối 0,9% ngày 3 lần.

Tránh quan niệm cho bệnh nhân kiêng tắm, kiêng gió sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng hơn.

Tránh tối đa việc dụi mắt, mũi, vệ sinh đường mũi.

Lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.

Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý (nếu trẻ ≥ 6 tháng)

Cách chế biến thức ăn: Mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ và khi ăn nên chia thành nhiều bữa. Tốt nhất nên chế biên theo khẩu vị người bệnh.

Không kiêng khem trong chế độ ăn, để bù kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng.

Không dùng các loại gia vị gây khó tiêu. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần bổ sung kẽm bằng đường uống.

Trẻ lớn đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A.

Nguồn: Helino

Nội dung được lấy từ nguồn Wpro.who.int

Xem thêm:

Triệu chứng của bệnh sởi - hướng dẫn chi tiết cách nhận biết

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại