Năm 1993, thành phố Cửu Long đã bị phá hủy hoàn toàn. Kể từ đó, những người dân và mọi thứ từng tồn tại ở đây đều biến mất sau một đêm.
Dường như mọi tội lỗi ở nơi đây đều bị chôn vùi. May mắn thay, trước đó, một nhiếp ảnh gia người Canada tên Greg Girard đã nhiều lần vào thành phố Cửu Long và kịp ghi lại hình ảnh “Thành phố tội lỗi” này.
Qua ống kính của anh, mọi người có thể hình dung được thành phố Cửu Long đã từng tồn tại như thế nào.
Thành phố Cửu Long, nằm ở phía Bắc của Hong Kong, từng là khu ổ chuột tai tiếng bậc nhất, đây là vùng đất nằm ngoài pháp luật, nơi của dân lao động và là căn cứ địa của giang hồ tứ xứ.
Và đương nhiên, tội lỗi ở đây cũng không đếm xuể.
Sau Thế chiến thứ 2, để tránh tình trạng hỗn loạn, một số lượng lớn người tị nạn để đổ dồn về thành phố Cửu Long.
Năm 1930, thành phố Cửu Long có dân số ít hơn 500 người, đến năm 1947 đã lên đến 2000 người, và tất cả đều sống trong một diện tích 2,8ha (diện tích của thành phố Cửu Long).
Đến năm 1987, dân số tại thành phố Cửu Long tăng lên 33.000 người. Với con số này, thành phố Cửu Long được xem là một trong những nơi đông dân nhất thế giới vào thời điểm đó.
Sự gia tăng dân số này đã kèm theo sự hỗn loạn không kiểm soát, trước tình hình này, chính phủ Hong Kong, khi đó thuộc thực dân Anh đã hoàn toàn từ bỏ quản lý.
Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc cũng không muốn dính líu, khiến nơi này rơi vào tình cảnh ngoài vòng pháp luật, trở thành một nơi đầy rẫy những tệ nạn và vô số những tội phạm được sinh ra ở đây.
Một thành phố rác không hơn không kém
Mọi người có thể tưởng tượng rằng, trong một không gian đông đúc như vậy, điều kiện sống của người dân Cửu Long lại vô cùng nghèo nàn, khiến nơi đây trở thành thành phố rác với vô số chất thải được chất đống thành núi, luôn có nước thải chảy trên mặt đất.
Chuột ở Cửu Long được xem là vua, mèo hoang thì rất to. Mặc dù trên thực tế thì mèo bắt chuột, nhưng ở Cửu Long, mèo và chuột là đôi bạn thân, sống trong hòa bình.
Có rất nhiều người bị chết đuối từ giếng nước, vì vậy phần lớn nước ở đây không thể uống được.
Phía trên nguồn nước là các khu vực công nghiệp thường xuyên thải ra những hóa chất không thể gọi tên. Đáng buồn rằng, người dân Cửu Long chưa bao giờ biết đến nước sạch là gì.
Đến năm 1987, nước sinh hoạt của hơn 30.000 cư dân chỉ lấy được từ 8 vòi công cộng, trong số đó chỉ có 1 vòi ở thành phố, 7 vòi còn lại nằm ở thành phố lân cận, việc sử dụng nước cực kỳ bất tiện.
Không chỉ nước, điện cũng là một vấn đề nan giải ở đây. Trước năm 1977, thành phố Cửu Long lâm vào cảnh thiếu điện trầm trọng, trước đó thành phố phải đối mặt với tình trạng quá tải điện, dẫn đến hỏa hoạn.
Sau đó, vấn đề điện ở đây mới được xem xét nghiêm túc và chính phủ đã quyết định lắp đặt đường dây điện từ thành phố.
Hít thở không khí trong lành ở thành phố Cửu Long được xem là điều xa xỉ, dường như không thể có. Trong những căn nhà ở nơi đây không có cửa sổ, thường phải sống chung với bụi và rác thải xung quanh.
Dơ bẩn và thiếu thốn nhưng vẫn phải mưu sinh bằng những ngành nghề tệ nạn.
Năm 1952, theo một báo cáo của cảnh sát Hong Kong cho thấy, tại thành phố Cửu Long có 154 tụ điểm mua bán ma túy, 11 ổ chứa mại dâm, 7 sòng bạc và 13 cửa hàng bán thịt chó.
Hầu hết các doanh nghiệp ở đây đều hoạt động bất hợp pháp. Phòng khám nha khoa bất hợp pháp đã trở thành một nơi vô cùng đặc biệt ở thành phố Cửu Long.
Khi hoàng hôn xuống, đi dọc đường làng Đông Đầu, bạn có thể thấy bảng hiệu của phòng khám nha khoa.
Những phòng khám ở đây đều không có giấy phép kinh doanh, nha sĩ cũng không có bằng cấp, những thiết bị ở trong phòng khám đều đã qua sử dụng, điều kiện vệ sinh cực kỳ tệ.
Khách hàng biết rõ điều này, nhưng vì chi phí rẻ nên họ không quan tâm. Miễn là nha sĩ có tay nghề, ở đây chưa từng có ai chết thì họ sẽ cảm thấy an toàn.
Chueng Mei - trợ lý chính của phòng nha.
Wong Yu Ming, một nha sĩ ở thành phố Cửu Long có kinh nghiệm hơn 40 năm trong nghề. Vợ ông là Chueng Mei và cũng là trợ lý chính của phòng nha.
Ông cho biết, ở thành phố có hơn 120 nha sĩ, nhưng không ai có tiêu chuẩn chuyên nghiệp. Hầu hết các nha sĩ đều làm những việc rất cơ bản, như làm sạch răng, trám răng đơn giản.
Nếu nói đến phẫu thuật lớn, họ sẽ không muốn dính líu đến vì sợ chết người.
Ai có nhu cầu, họ sẽ đề nghị bệnh nhân đi nơi khác. Tuy nhiên, vẫn có một số người tự vượt qua ranh giới đó, vì vậy đằng sau chiếc răng, có thể là một vụ án giết người đẫm máu, không ai biết không ai hay.
Cách văn phòng nha sĩ không xa là một loạt các nhà máy chế biến thực phẩm. Hui Tung Choy là người gốc Quảng Đông đã bán bánh mì được 40 năm.
Xưởng của anh được mở trong một căn phòng nhỏ rộng chừng vài mét vuông, không có cửa sổ, chỉ có chiếc quạt nhỏ. Con đường đằng sau xưởng rất hôi thối.
Mùa hè ở thành phố Cửu Long là cơn ác mộng của mọi người. Thời tiết nóng bức, khiến môi trường ở đây ô nhiễm gấp mấy lần bình thường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không thể di dời đi chỗ khác chỉ vì ở Cửu Long quá rẻ.
Ngoài ra, những nơi bán thịt lợn cũng khiến mọi người rùng mình khi chứng kiến những con lợn bị giết trực tiếp ở ngoài cửa rồi chủ quán kéo lê vào bên trong rất khủng khiếp.
Chan Pak là chủ tiệm bán thuốc lá. Anh nói rằng mọi người ở đây không bao giờ mặc cả, vì vậy công việc kinh doanh rất thuận lợi.
Từ đường phố đến nơi khiêu vũ, sòng bạc, mọi người đều hút thuốc cả ngày lẫn đêm. Tệ nạn hút chích ma túy là điều phổ biến nhất tại nơi này.
Người dân Cửu Long nghĩ rằng không có sự khác việc với hút thuốc và hút ma túy. Bởi lẽ hút gì thì cũng như nhau, không bao giờ lo lắng cảnh sát đến tìm.
Tệ nạn, tội lỗi nhưng lại là mái ấm tình thương của người già và trẻ em
Bất chấp ánh mắt khinh miệt của mọi người khi nhìn vào thành phố, nhưng đối với cư dân Cửu Long, đây là nơi đặc biệt dành cho người già và trẻ em, đây là mái ấm tình thương của họ.
Ở đây, người già và trẻ em đều được bảo vệ tuyệt đối.
Bà Law Yu Yi, 90 tuổi, ở cùng con dâu 68 tuổi.
Năm 1979, Trung tâm hoạt động Thời đại cũ được xây dựng tại thành phố Cửu Long để cung cấp dịch vụ cho người già sống ở đây. Bà Law Yu Yi, 90 tuổi, ở cùng con dâu 68 tuổi, cả hai người phụ nữ đều góa phụ.
Cả hai sống cùng nhau trong sự đùm bọc của hàng xóm xung quanh. Dù ở trong căn nhà nhỏ, nhưng cư dân Cửu Long luôn cảm thấy ấm áp tình người.
Những đứa trẻ có thể trèo lên sân thượng vừa làm bài tập, vừa ngắm hoàng hôn. Tuổi thơ trên mái nhà thật quý giá biết bao.
Thành phố Cửu Long cách sân bay Kai Tak khoảng 50m, vì vậy cư dân thường xuyên nhìn thấy những chiếc máy bay trên đầu mình.
Mặc dù trong số đó có nhiều người chưa từng ngồi máy bay nhưng sự trải nghiệm này họ cũng đã cảm thấy quý giá.
Một người dân từng sống ở Cửu Long nói rằng: “Tôi không nghĩ Cửu Long rất tệ, ít nhất nơi đó đã từng là ngôi nhà của những người nghèo, mái ấm cho những người không có hy vọng.
Một số người không có thẻ căn cước, không có tiền, không chốn dung thân, thì Cửu Long sẽ giang tay chào đón họ”.
Năm 1984, khi hai chính phủ Trung - Anh đồng ý dỡ bỏ thành phố Cửu Long thì hơn một nửa dân số trên 33.000 người đã chuyển đi nơi khác, số còn lại vẫn sống lay lắt để tìm nơi khác trú chân.
Công viên Cửu Long - hình được chụp vào năm 2017.
Đến ngày 23/3/1993, công trình dỡ bỏ Cửu Long chính thức bắt đầu và kéo dài đến tháng 4/1994. Tháng 5/1994, thành phố Cửu Long tội lỗi đã trở thành công viên Cửu Long với nhiều cây xanh.
Dù vậy, nhưng ký ức về một khu ổ chuột đầy rẫy tội phạm, tệ nạn và nghèo đói vẫn luôn là ký ức không thể phai nhòa trong lòng người dân Hong Kong.