Cứu cậu bé khỏi vũng bùn, hôm sau ông bố sững sờ với lời đề nghị từ người đàn ông lạ mặt

Thanh Hương |

Khi làm việc tốt này, ông bố không bao giờ đoán được mối quan hệ trong tương lai giữa con trai ông và đứa trẻ được ông ra tay cứu giúp.

Từ một hành động cứu người

Ngày trước, có một người nông dân nghèo Scotland tên là Hugh Fleming. Một ngày họ, trong khi đang làm việc vất vả trên cánh đồng, ông nghe thấy tiếng kêu cứu từ một đầm lầy gần đó. Vội vàng buông dụng cụ làm việc xuống, ông chạy ngay đến nơi có tiếng kêu cứu.

Cứu cậu bé khỏi vũng bùn, hôm sau ông bố sững sờ với lời đề nghị từ người đàn ông lạ mặt - Ảnh 1.

Tại đây, ông nhìn thấy một cậu bé bị kẹt trong đám bùn lầy đen đặc tới tận thắt lưng, đang cố gắng vùng vẫy mà không thể thoát ra. Ông có thể nhìn thấy sự hoảng sợ đến tột cùng trong ánh mắt cầu cứu của cậu bé.

Không kịp suy nghĩ gì, Fleming liền nghĩ cách cứu cậu bé khỏi một tình huống nguy hiểm, có thể mô tả là một cái chết từ từ và đáng sợ đang bủa vây lấy nạn nhân.

Thế nhưng, đúng là sự tử tế nào cũng là một hạt mầm tốt gieo vào lòng đất, và đem đến trái ngọt cho bạn vào những lúc không ngờ nhất.

Cho tới mối nhân duyên tốt đẹp

Ngày hôm sau, một chiếc xe ngựa sang trọng xuất hiện trước cửa nhà của người nông dân nghèo này. Một quý ông bước xuống và giới thiệu mình là cha của cậu bé gặp nạn hôm trước, đến cảm ơn ân nhân đã cứu sống con trai mình.

"Tôi muốn trả ơn anh, anh đã cứu con trai tôi", quý ông giàu có lên tiếng.

Tuy nhiên, trước sự ngạc nhiên của cha cậu bé, Flemming đã trả lời dõng dạc: "Ai rơi vào hoàn cảnh của tôi nhất định cũng sẽ làm như vậy. Đây là một chuyện rất bình thường và tôi không thể nhận bất kỳ thứ gì từ ông".

Cùng lúc đó, người đàn ông quý tộc nhìn thấy một cậu bé vừa bước tới cửa nhà của người nông dân. "Đây là con trai của anh ư?", ông ta hỏi lại. "Vâng", Flemming đáp lời.

"Thỏa thuận thế này nhé. Tôi sẽ giúp cho cậu bé được ăn học thành tài. Nếu nó giống anh thì hẳn là nó sẽ trở thành một người khiến anh phải tự hào đấy".

Lần này, Flemming đồng ý trước lời đề nghị hào phóng này, đồng ý cho người đàn ông quý tộc kia hậu thuẫn và giúp đỡ con trai mình, cậu bé Alexander Flemming trên con đường học vấn, giúp cậu bé được nhận vào một ngôi trường danh tiếng.

Cứu cậu bé khỏi vũng bùn, hôm sau ông bố sững sờ với lời đề nghị từ người đàn ông lạ mặt - Ảnh 2.

Cậu bé Alexander đã có tương lai hoàn toàn thay đổi và trở thành một nhà sinh học nổi tiếng, tất cả nhờ vào lòng tốt của bố mình.

Tuy nhiên, năm cậu bé Alexander lên 7 tuổi thì bố cậu đã không may qua đời.

Nhưng đúng như lời người đàn ông này dự đoán, con trai của Flemming tỏ ra là một cậu học trò xuất sắc, luôn cố gắng chăm chỉ học hành và đã tốt nghiệp Trường Y danh tiếng của Bệnh viện Thánh Mary ở thủ đô London của Anh.

Về sau, cậu bé Alexander Flemming mồ côi cha từ nhỏ ngày nào đã trở thành một nhà sinh học, bác sĩ và nhà dược lý học danh tiếng của Scotland, người đã khám phá ra penicillin và được cả thế giới biết đến vào năm 1927, giúp cứu sống biết bao người trên thế giới, trong đó có 1 nhân vật đặc biệt.

Và kết cục không thể ngờ giữa 2 cậu bé ngày nào

Thời gian qua đi, tưởng rằng việc Alexander Flemming ăn học thành tài, trở thành một chuyên gia dược lý, nhà sinh học và bác sĩ cứu người đã là một cái kết tuyệt vời, thì mọi chuyện lại đi xa hơn thế, mối nhân duyên tốt đẹp kia một lần nữa lại tiếp tục tạo ra một điều thần kỳ nữa.

Cứu cậu bé khỏi vũng bùn, hôm sau ông bố sững sờ với lời đề nghị từ người đàn ông lạ mặt - Ảnh 3.

Nhà sinh học - bác sĩ Alexander Flemming.

Câu "Gieo nhân nào, gặp quả ấy" lại một lần nữa được chứng minh.

Một ngày kia, con trai của người đàn ông quý tộc năm nào không may bị viêm phổi. Tình trạng bệnh trở nặng đến mức tính mạng của anh suýt thì bị đe dọa, và cuối cùng, anh đã được cứu sống bằng loại thuốc penicillin.

Tên người đàn ông quý tộc từng giúp đỡ Alexander Fleming là Randolph Churchill.

Còn con trai của ông, người đã được Alexander cứu sống bằng loại thuốc penicillin do anh sáng chế ra, chính là Winston Churchill, sau này là Thủ tướng Anh, một con người tài năng, một nhân vật chính trị gia nổi tiếng trên chính trường, một trong những nhà lãnh đạo quan trọng nhất trong lịch sử Anh và là Thủ tướng Anh duy nhất nhận được giải Nobel Văn học.

Cứu cậu bé khỏi vũng bùn, hôm sau ông bố sững sờ với lời đề nghị từ người đàn ông lạ mặt - Ảnh 5.

Bác sĩ Alexander Fleming mất năm 1955 tại London ở tuổi 74 còn Thủ tướng Winston Churchill mất năm 1965 ở tuổi 91 tại London. Cả hai ông đều yên nghỉ trong cùng một nghĩa trang.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại