Cứu các đoạn tường 2.000 năm tuổi: "Vị cứu tinh" này đã làm gì ở Vạn lý Trường thành?

Nguyễn Hằng |

Nhiều đoạn tường hàng nghìn năm tuổi đổ nát nhưng may mắn thay công nghệ của thế kỷ 21 đã giúp ích rất nhiều trong quá trình tôn tạo Vạn lý Trường thành.

Được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 1987, Vạn lý Trường thành là một công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa, lịch sử và thậm chí còn có ý nghĩa chiến lược trong nhiều triều đại nổi tiếng của Trung Quốc.

Vạn lý Trường thành hay còn gọi là rồng đất, được liên tục xây dựng từ thế kỷ 5TCN đến thế kỷ 16. Đây là một công trình huyền thoại của Trung Quốc trải dài tới tận sa mạc Gobi.

Theo National Geographic, mặc dù tổng chiều dài ước tính hàng ngàn dặm và nhiều đoạn tường nổi tiếng có niên đại hơn 2.000 năm tuổi (xây dựng thời nhà Tần), nhưng khoảng 30% diện tích trường thành đã bị sụp đổ, xuống cấp theo thời gian dưới tác động của những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, cũng như ý thức của con người.

Cứu các đoạn tường 2.000 năm tuổi: Vị cứu tinh này đã làm gì ở Vạn lý Trường thành? - Ảnh 1.

Nhiều đoạn tường thành bị sụp đổ, xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: The Telegraph

Tuy nhiên, thực tế là để tới và cập nhật được những đoạn tường thành đổ nát của Vạn lý Trường thành là việc không hề dễ dàng và ẩn chứa nhiều nguy hiểm.

Drone, cứu tinh "cứu sống" các đoạn tường xuống cấp của Vạn lý Trường thành

Mới đây, những kiến trúc sư người Trung Quốc đã triển khai một công cụ mới, đó là drone (hay máy bay không người lái) và nhờ vậy mà họ có thể đo lường được những đoạn tường bị xuống cấp, cung cấp dữ liệu chính xác nhằm phục vụ cho công tác tôn tạo.

Drone - công nghệ của thế kỷ 21 đã trở thành vị cứu tinh cho những đoạn tường hàng nghìn năm tuổi của Vạn lý Trường thành, khi tự nhiên đang tiếp tục tàn phá công trình này.

Trong đoạn video của BBC, phóng viên Stephen McDonell cho biết:

"Chúng tôi gặp nhiều khó khăn để tới được đoạn này của Vạn lý Trường thành. Như bạn có thể nhìn thấy ở phía sau tôi, khi bạn đi lên núi, công trình này đã sụp đổ sau hàng trăm năm và không thể đi qua. Nhưng giờ đây, họ đã tìm ra cách để tiếp cận và nghiên cứu về những đoạn tường trước đó hoàn toàn bị chặn lại".

Cứu các đoạn tường 2.000 năm tuổi: Vị cứu tinh này đã làm gì ở Vạn lý Trường thành? - Ảnh 2.

Drone cung cấp nhiều dữ liệu chính xác về các đoạn tường đổ nát khó tiếp cận trên Vạn lý Trường thành. Ảnh minh họa

Trên thực tế, sử dụng Drone giúp các kiến trúc sư tìm kiếm được những vết nứt và quét bề mặt công trình, làm cho công tác tôn tạo các đoạn tường trở nên thuận lợi hơn.

Chia sẻ về Drone, kiến trúc sư Zhao Peng cho biết: "Một số phần của Trường thành rất nguy hiểm. Sử dụng Drone, chúng tôi có thể đo chiều dài và những chỗ mấp mô".

Việc vận chuyển vật liệu được đàn lừa chở qua những con đường dốc và những công nhân phải leo lên núi để tiến hành sửa chữa.

Xem video:

Giải pháp cứu những đoạn tường bị đổ nát của Vạn lý Trường thành

Ông Zhao Peng cho biết thêm: "Họ đang cứu lịch sử. Đó là một cấu trúc phức tạp".

Trong quá trình tu sửa các đoạn tường thành đổ nát, đội ngũ gồm những người tham gia còn cần phải nghiên cứu về những lỗ châu mai, các tường chắn mái răng cưa, thiết kế phần nền và thậm chí là cả hàm lượng vôi.

Chiến tranh, nạn trộm cắp đá của con người và thời gian đã làm cho công trình khổng lồ này bị xuống cấp.

Mặc dù, công việc tu sửa không hề dễ dàng nhưng hy vọng nhờ có done, nhiều đoạn tường của Vạn lý Trường thành sẽ còn nguyên vẹn để cho những thế hệ tương lai có thể chiêm ngưỡng.

Tham khảo nguồn: Washingtonpost, BBC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại