Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ "thế lực mới"

Nguyễn Hằng |

Một nhà khoa học máy tính mới đây khẳng định công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) sắp giải mã được bí ẩn về bản thảo Voynich, cuốn sách cổ khiến giới khoa học “vò đầu bứt tai” suốt một thời gian dài.

Bản thảo Voynich vốn được cho là cuốn sách cổ bí ẩn bậc nhất trên thế giới. Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học đã cố gắng giải mã cuốn sách 240 trang bằng da thuộc, được viết bằng thứ ngôn ngữ chưa ai đọc được với những hình vẽ cây cối, ký hiệu chiêm tinh thần bí và rất nhiều thiết bị thí nghiệm cổ xưa, ...

Tuy nhiên, bí mật trong bản thảo này vẫn chưa được hé mở.

Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ thế lực mới - Ảnh 1.

Bản thảo Voynich gồm 240 trang bằng da thuộc, được cho ẩn giấu nhiều bí mật. Ảnh: Yale University

Ra đời vào khoảng đầu thế kỷ 15, bản thảo Voynich là một tài liệu viết tay được che giấu nội dung khéo léo bằng các mật mã, kí hiệu. Đây được cho là một trong những thủ thuật khá phổ biến vào thời kỳ đó.

Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ thế lực mới - Ảnh 2.

Cuốn sách nổi tiếng với những hình vẽ, ký hiệu kỳ dị và được viết bằng ngôn ngữ chưa ai đọc được. Ảnh: Getty Images

Rất nhiều nghiên cứu được tiến hành để khám phá bí ẩn của Voynich, nhưng kết quả về mật mã thực sự của cuốn sách này vẫn chưa đến hồi ngã ngũ.

Cụ thể, đến các chuyên gia của Bletchley Park, nhóm chuyên gia tham gia xử lý mật mã enigma "khó nhằn" của Phát xít cũng phải bó tay.

Công nghệ AI giúp hé mở bí ẩn của Bản thảo Voynich

Mới đây, Greg Kondrak, nhà khoa học máy tính tại Đại học Alberta (Canada) tiết lộ rằng nghiên cứu mới của ông cho thấy bản thảo Voynich được viết bằng tiếng Do Thái cổ (còn gọi là Hebrew), đặc biệt quy tắc giải mã ngôn ngữ này có liên quan đến việc trộn các ký tự và bỏ qua các nguyên âm.

Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ thế lực mới - Ảnh 3.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng ngôn ngữ được sử dụng trong bản thảo Voynich là tiếng Do Thái cổ. Ảnh: Getty Images

Trước đó, nhóm nghiên cứu của ông Kondrak đã đưa ra giả thuyết rằng bản thảo Voynich được viết bằng tiếng Ả Rập.

Tuy nhiên, sau khi tiến hành sử dụng AI và các thuật toán, nhóm nghiên cứu phát hiện cuốn sách 600 năm tuổi được viết bằng tiếng Do Thái cổ.

Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ thế lực mới - Ảnh 4.

Ngôn ngữ kỳ lạ được viết trong bản thảo Voynich là tiếng Do Thái cổ. Ảnh: Getty Images

Phát hiện này có thể coi là rất chính xác, bởi vì nhóm nghiên cứu sử dụng AI có thuật toán mạnh tới mức có thể dịch được bản "Tuyên bố chung của Liên Hợp Quốc về Quyền con người" sang 380 ngôn ngữ với khả năng chính xác lên đến 97%.

Đây được coi là một bước tiến quan trọng trong hành trình tìm kiếm lời giải về nội dung bí ẩn của bản thảo Voynich.

Ông Kondrak cho hay: "Thật sự đáng kinh ngạc. Việc xác định được đó là tiếng Hebrew là bước đầu tiên. Bước kế tiếp là làm thế nào để chúng ta giải mã nó."

Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ thế lực mới - Ảnh 5.

Việc giải mã ý nghĩa nội dung của bản thảo Voynich vẫn còn là một thử thách khó khăn. Ảnh: Getty Images

Trên thực tế, trở ngại lớn nhất có lẽ là do hiện tại chúng ta chưa có một nhà sử học nào nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Hebrew.

Do đó, ý nghĩa đằng sau của Bản thảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn khó giải. Những cỗ máy thông minh chỉ xác định được ngôn ngữ, chứ chưa thể đưa ra giải đáp hoàn chỉnh.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Kondrak đã giải mã được câu đầu tiên trong bản thảo Voynich: "Một người phụ nữ đưa ra lời khuyên cho linh mục, tôi và mọi người".

"Đây là một câu kỳ lạ để bắt đầu bản thảo Voynich nhưng chắc chắn là có ý nghĩa", Kondrak nhận định.

Cuốn sách 600 năm tuổi bí ẩn nhất thế giới sắp được giải mã nhờ thế lực mới - Ảnh 6.

Các nhà nghiên cứu hy vọng trong thời gian tới, công nghệ AI sẽ giúp làm sáng tỏ dần về sự thật huyền bí của bản thảo Voynich. Ảnh: Yale University

Nhà nghiên cứu Kondrak tin rằng áp dụng thuật toán này có thể giúp giải mã Crete, một loại ngôn ngữ cổ khác. Có không ít văn bản cổ cần được giải mã và đương nhiên là công nghệ AI sẽ quá trình nghiên cứu thuận lợi hơn và rút ngắn thời gian rất nhiều.

Kết quả của nghiên cứu đột phá này được công bố trên tạp chí Transactions of the Association of Computational Linguistics.

Bài viết tham khảo các nguồn: Independent, Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại