Cưới nhau về kiếm 80 triệu/tháng: Chỉ ăn cơm nhà, nói không với đồ hiệu, tiết kiệm hơn nửa chỉ để mua thứ này

Nguyễn Quỳnh Trang |

Cách quản lý tài chính của cặp vợ chồng trẻ này khiến cho vấn đề ai giữ tiền trong gia đình không còn quan trọng nữa!

Có một câu chuyện muôn thuở là ai sẽ giữ tiền và quản lý tài chính trong gia đình. Đa số cặp đôi sẽ chọn người có năng lực nắm giữ hoặc thiên về định kiến phụ nữ giữ tiền. Tuy vậy, cách quản lý tiền bạc của cặp đôi Nguyễn Yến (1996, Hà Nội, nhân viên phát triển thị trường) và Đức Hải (1994, Hà Nội, IT) lại khiến cho vấn đề này rất dễ giải quyết!

Cách quản lý tài chính của cặp đôi kiếm 80 triệu/tháng

Không nhất thiết phải phân ra vai trò ai giữ tiền trong nhà đình. Bạn có thể phân chia từng khoản riêng để mỗi người tự quản lý theo thế mạnh của mình. Gia đình của Hải và Yến đã xử lý thế này:

"Tiền lương của vợ chồng mình mỗi tháng giao động khoảng 75-80 triệu/tháng. Trong đó, lương của chồng mình có phần cao hơn nên cũng bận rộn hơn. Nhưng tụi mình không phân chia 1 người nắm toàn bộ tiền và tài sản. Mà thay vào đó sẽ cân nhắc chia ra từng mục một và 'ai mạnh cái gì giữ cái đó'".

Cưới nhau về kiếm 80 triệu/tháng: Chỉ ăn cơm nhà, nói không với đồ hiệu, tiết kiệm hơn nửa chỉ để mua thứ này - Ảnh 1.

Gia đình mình chia thành 5 khoản mục chính: Chi tiêu - Tiết kiệm - Đầu tư - Quỹ dự phòng - Quỹ riêng. Trong đó mình nắm giữ khoản "chi tiêu - dự phòng" và chồng mình thì giữ khoản "tiết kiệm và đầu tư".

Nhiều người nghĩ như thế sẽ rất khó kiểm soát được dòng tiền trong gia đình. Nhưng cách mà vợ chồng mình giải quyết, là lựa chọn tin tưởng nhau và chi tiết trên từng con số.

Ví dụ, một tháng kiếm gần 80 triệu đồng sẽ được giải quyết thế này:

- Tiết kiệm 35-40 triệu: Đây là khoản tiền quan trọng nhất nên được ưu tiên trích ra đầu tiên. Vợ chồng mình đặt mục tiêu mỗi tháng phải tiết kiệm ít nhất 50%.

- Quỹ dự phòng: Khoản này chiếm từ 10-15% thu nhập. Gia đình mình dùng quỹ này cho những trường hợp khẩn cấp bất khả kháng. Một nửa quỹ là tiền mặt để trong ngân hàng, nửa còn lại được cất trong bảo hiểm.

- Quỹ chi tiêu: Sau khi trích hơn 60% thu nhập để tiết kiệm và dự phòng, thì vợ chồng mình mới bắt đầu tính toán đến chi tiêu. Vì chưa có con nên khoản này rất dễ tính. Tụi mình hiện tại chỉ đang tốn kém cho khoản nhà thuê và ăn uống là chính. Những nhu cầu vật chất khác gần như rất ít, vì cả 2 đều quan niệm "chưa giàu thì đừng lãng phí".

- Đầu tư: Đây là khoản tiền được sử dụng dựa trên quỹ tiết kiệm. Tụi mình sử dụng 2/3 số tiền tiết kiệm chỉ để mua bất động sản.

- Quỹ riêng là khoản kiếm thêm của vợ chồng mình. Tháng nào dư ra thì có quỹ, tháng nào quỹ chung thiếu thì lấy quỹ riêng bù vào. Nói chung, tụi mình không quá quan trọng về vấn đề này lắm.

Và mục tiêu của tụi mình là liên tục cố gắng để nâng cao mức thu nhập!".

Nói không với chi tiêu lãng phí và dùng tiền tiết kiệm chỉ để mua bất động sản

"Tiền bạc là năng lượng sống của gia đình, nên không có lý gì lại tiêu xài hoang phí" - Nguyễn Yến chia sẻ. Chính vì thế, phải kiên định với cách quản lý tài chính đã được đề ra và được 2 vợ chồng thống nhất trước đó. Nếu chỉ cần không tuân thủ 1 vài tháng, mọi kế hoạch có thể trượt khỏi đường ray.

Trong việc chi tiêu, gia đình Yến - Hải không dè sẻn, cũng không phí phạm: "Tụi mình còn khá trẻ nhưng lại hợp nhau ở khoản không thích những nhu cầu vật chất bên ngoài thân. Thay vào đó, nhà mình dành phần lớn số tiền kiếm được để đầu tư vào tài sản, của cải để dành.

Cả 2 đều không thích ăn cơm tiệm mà thích sự ấm cúng của cơm nhà. Vậy nên mình đều cố gắng duy trì những bữa cơm gia đình nhiều nhất có thể. Phong cách sống của tụi mình đều hướng đến là sự tối giản, kể cả trong suy nghĩ và hành động. Vậy nên, những bộ quần áo, trang phục, phụ kiện là khoản ít tốn kém nhất. Vợ chồng mình đều nói không với đồ hiệu, mua sắm tiền triệu trở lên là phải cân nhắc.

Thứ vợ chồng mình mua nhiều nhất có lẽ là thiết bị phục vụ công việc. Vì tính chất công việc nên khoản này khá tốn kém. Tuy vậy, đó cũng là "cần câu cơm" cần được chăm chút kỹ nên vợ chồng mình đầu tư không tiếc".

Chia sẻ về việc dùng tiền tiết kiệm để mua tài sản, của cải để dành. Đức Hải chia sẻ: "Phần lớn số tiền đầu tư được mình quản lý. Vợ mình tin tưởng và giao trách nhiệm hoàn toàn. Mình sẽ đề xuất những khoản đầu tư có khả năng sinh lợi tốt, cùng vợ thảo luận và đi đến kết quả cuối cùng". Nhờ việc tích lũy chăm chỉ từ khi mới đi làm, đến hiện tại Hải và Yến đã sở hữu 2 mảnh đất làm của để dành. Ngoài ra, vàng cũng là kênh đầu tư được 2 vợ chồng cho vào danh mục sở hữu tài sản này.

4 hành vi tưởng như tiết kiệm nhưng thực ra là nguồn cơn khiến bạn "rỗng ví", kiếm được bao nhiêu cũng hết: Toàn lỗi sai tai hại!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại