Cuối năm dễ trễ chuyến bay: Bỏ ra 40.000 đồng, bồi hoàn tới 1,6 triệu đồng, thao tác chưa tới 30 giây

L.T |

Trung bình, ở Việt Nam, cứ 10 chuyến bay thì có 2 chuyến gặp vấn đề phải hoãn huỷ. Các khách hàng phải chờ gần 1 giờ để có thể tiếp tục hành trình, và ít khi được nhận đền bù thoả đáng dù hiệt hại với việc chậm giờ là rất lớn.

Theo báo cáo mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam, trong 11 tháng đầu năm 2018, số lượng chuyến bay đúng giờ đạt khoảng 86%, tương đương mức chậm huỷ là khoảng 14%, tức cứ 10 chuyến thực hiện thì có gần 2 chuyến hoãn, huỷ. So với con số trung bình trên thế giới (75-78%), tỷ lệ của Việt Nam đạt mức khá, nhưng lại rất khó gia tăng cách biệt.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc chậm và huỷ chuyến của các hãng hàng không là do tàu bay về muộn, do hãng hàng không, do quản lý điều hành bay và trang thiết bị dịch vụ tại cảng.

Phía Cục Hàng không cho biết, dù cố gắng, nhưng ngành hàng không khó có thể đạt được con số đúng giờ 100% trên thực tế, dù rằng việc chậm chuyến, hủy chuyến bay thường gây ra những ảnh hưởng lớn không chỉ cho hãng hàng không, cho hành khách, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay mà còn cho cả nền kinh tế.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê của VariFlight, với các hãng bay Việt mỗi khi chậm chuyến, thời gian chờ đợi của hành khách luôn dài bất thường so với trung bình khu vực. Trung bình, các khách hàng Việt phải chờ đợi 57,37 phút trong mỗi lần hoãn huỷ, gấp tới 4,5 lần so với thời gian chậm chuyến trung bình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khoảng 12,77 phút.

Mặc dù Bộ Giao thông Vận tải đã có quy định về việc các hãng hàng không phải bồi thường cho khách hàng khi hoãn huỷ chuyến kéo dài, nhưng với mức bồi thường tối đa chỉ 400.000 đồng, phần lớn các khách hàng bị lỡ chuyến bay đúng giờ không cảm thấy hài lòng.

Đặc biệt, nếu so với tại các thị trường hàng không phát triển, các nhà khai thác sẽ phải trả trung bình 600 USD cho khách hàng, hoặc thanh toán tiền vé may bay tương đương do khách đặt tại một hãng khác nhằm thay thế chuyến bay không đúng giờ, thì phần bồi thường ở Việt Nam là khá nhỏ bé.

Cuối năm dễ trễ chuyến bay: Bỏ ra 40.000 đồng, bồi hoàn tới 1,6 triệu đồng, thao tác chưa tới 30 giây - Ảnh 1.

Nghiên cứu trên nhiều khách hàng, CEO INSO Vũ Nguyễn Thùy Vân cho rằng ngay cả khi được nhận đền bù thỏa đáng, bức xúc của hành khách vẫn còn bởi hình thức bồi thường này đến sau khi thiệt hại đã phát sinh khá lâu. Vì thế, ngoài việc chờ được chủ động bồi thường theo luật, không ít khách hàng tìm đến các dịch vụ bảo hiểm tự nguyện, chủ động nhằm giảm thiểu thiệt hại do chậm chuyến bay.

Đây là hình thức bảo hiểm không mới, nhưng ở Việt Nam, trước khi có INSO, khá ít khách hàng tiếp cận do người mua bảo hiểm buộc phải trải qua rất nhiều bước, từ chứng minh giấy tờ, cho đến xin đối soát thông tin...

Nữ CEO cho biết, INSO là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam phân phối tới người dùng hình thức bảo hiểm này. Cụ thể, khi bỏ ra mức phí bảo hiểm từ 40.000 – 100.000 đồng/chuyến bay, người dùng sẽ nhận tại khoản đền bù lên tới 1.600.000 đồng/chuyến bay nếu xảy ra tình trạng trễ giờ, hủy chuyến.

Ưu điểm lớn nhất khi thực hiện bảo hiểm thông qua app INSO là thời gian nhận đền bù nhanh, chỉ 30 phút sau người dùng gửi yêu cầu lên hệ thống. Thậm chí, khi hệ thống tra soát tự động nhận thấy chuyến bay của hành khách khởi hành chậm trễ so với thời gian dự kiến, các thủ tục tiến hành bồi thường sẽ được khởi động ngay.

"Thời gian giải quyết yêu cầu bồi thường trễ chuyến bay diễn ra nhanh sẽ giúp hành khách giải tỏa tâm lý rất tốt. Hệ thống của chúng tôi vận hành tự động tới 99%, nên tốc độ giải quyết bồi thường là tối đa", CEO INSO khẳng định.

So với phương thức yêu cầu bồi thường trễ chuyến bay truyền thống, vốn thường xuyên bị "tắc" ở khâu thủ tục, giấy tờ, thì ứng dụng INSO sẽ tự động đối soát và trích xuất thông tin. Tất cả những gì người dùng cần làm là chụp lại thẻ lên máy bay của mình, và mua bảo hiểm cho chuyến bay trước giờ cất cánh 6 tiếng.

Nói về mô hình mà ứng dụng INSO đang theo đuổi, bà Vũ Nguyễn Thùy Vân gọi đây là khái niệm InsurTech. Trên thế giới, InsurTech là khái niệm khá phổ biến tại Hoa Kỳ và châu Âu. Vài năm trở lại đây, khái niệm này bắt đầu thịnh hành ở châu Á và đang có xu hướng phát triển tại Việt Nam. Đây cũng chính là lý do startup INSO ra đời, với mong muốn tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực bảo hiểm ở nước ta.

Cụ thể, mô hình InsurTech của INSO là một ứng dụng chuyên phân phối các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường, hướng tới người dùng cuối. Nhiệm vụ của INSO là số hóa các gói bảo hiểm truyền thống, như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm sức khỏe, hay bảo hiểm tài sản…

Thông qua việc chọn mua, sử dụng các gói bảo hiểm trong ứng dụng INSO, người dùng sẽ tiết kiệm được thời gian, giảm các thủ tục đăng kí, tra soát, kiểm định, cũng như tính minh bạch trong thông tin, dữ liệu…

"Công nghệ đã góp phần thay đổi bộ mặt của nhiều ngành nghề trên thế giới. Và bảo hiểm không nằm ngoài xu hướng này. Với ứng dụng bảo hiểm INSO, chúng tôi mong muốn rút ngắn thời gian, thủ tục, trong việc mua và yêu cầu bồi thường bảo hiểm cho khách hàng. Từ đó nâng cao nhận thức của người dùng về lợi ích của bảo hiểm và tăng tỷ lệ đăng ký bảo hiểm của người dân Việt Nam", CEO INSO nhấn mạnh.

Ngoài các gói bảo hiểm thông dụng, như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm sức khỏe, tài sản, INSO còn hướng tới các loại hình bảo hiểm mới, thiết thực với cuộc sống và chưa từng có trên thị trường như: bảo hiểm trễ chuyến bay, bảo hiểm tình yêu, hay bảo hiểm ship hàng.

"Mục tiêu của INSO là trở thành ứng dụng bảo hiểm online phổ biến nhất. Chúng tôi quan niệm, với INSO, bảo hiểm không chỉ là một loại sản phẩm bảo vệ rủi ro mà còn là một phong cách sống, là một xu hướng tiêu dùng", bà Vũ Nguyễn Thùy Vân khẳng định.

INSO là một startup hoạt động trong lĩnh vực InsurTech (công nghệ bảo hiểm) tại Việt Nam. INSO ra đời giúp giải quyết các vấn đề trên thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, nhằm cắt giảm các quy trình, thủ tục không hiệu quả, đồng thời, giảm bớt sự phụ thuộc vào mô hình phân phối truyền thống.

INSO được điều hành bởi CEO Vũ Nguyễn Thùy Vân, vốn là doanh nhân nữ quen mặt trong ngành bán lẻ và công nghệ. Đội ngũ của INSO hiện gồm 10 người, phát triển ứng dụng bên cạnh mở rộng kết nối với các đối tác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại