Cuộc sống ở vùng đất nóng bỏng và nguy hiểm nhất hành tinh

Thái Thiên |

Dallol là vùng đất nóng bỏng và nguy hiểm nhất hành tinh. Ngay cả lúc nửa đêm, nhiệt độ ở đây vẫn trên 30 độ C. Các ao hồ thì sôi nước axit đặc, giải phóng khí clo và lưu huỳnh độc hại.

Thế nhưng ngay rìa miệng “cổng địa ngục” này, người Afar - bộ lạc bán du mục châu Phi vẫn kiên trì bám trụ. Họ bất chấp điều kiện môi trường khắc nhiệt, biến Dallol chết chóc thành nguồn sống truyền đời.

Mảnh đất không sự sống

Dallol là hệ thống thủy địa nhiệt nằm trong Sa mạc Danakil, thuộc phía Bắc Tam giác Afar, Ethiopia (quốc gia Đông Phi). Nó nổi tiếng khắp thế giới là địa điểm nóng nhất vẫn có người sinh sống.

Trên mặt vị trí địa lý, Danakil lọt thỏm trong lòng Sừng Châu Phi - bán đảo lấn biển Ả Rập. Nó là một phần của Đới tách giãn Đông Phi (East African Rift System), sở hữu 2 ngọn núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ: Erta Ale và Catherine.

Khí hậu ở Danakil vô cùng nóng bức, nhiệt độ trung bình hàng năm luôn trên 30 độ C, một số năm còn vượt lên 40 độ C. Địa hình của sa mạc này khá bằng phẳng và thấp, chỉ cao khoảng 100m so với mặt nước biển.

Dallol tọa lạc trong miệng núi lửa dung nham Erta Ale. Nó bao gồm các mạch phun và ao vũng địa nhiệt luôn sôi sùng sục.

Toàn bộ bề mặt Dallol là biển muối và hồ axit nóng rực. Ban ngày, nhiệt độ ở đây có lúc chạm mức 73 độ C. Ở những chỗ có thể đặt chân được, mặt đất nóng đến mức nung chảy đế giày dép nhựa chỉ trong vòng vài phút. Trong các lòng ao vũng, nước axit đậm đặc dâng đầy.

Tại vị trí trung tâm, Dallol nóng tới 100 độ C. Chưa hết, các lỗ thông khí địa nhiệt còn liên tục phun khí hydro sunfua (H₂S) và hơi clo (Cl) siêu độc hại. Nếu sinh vật sống hít phải 2 loại khí này, đường hô hấp sẽ bị đốt cháy còn phổi bị bóp nghẹt.

Khắp Dallol không có một bóng động - thực vật. Điều kiện môi trường ở đây nguy hiểm đến nỗi, ngay cả những loài vi khuẩn cứng cựa nhất cũng phải chào thua. Quanh các bờ hồ axit nằm ở tận rìa ngoài của Dallol cũng chỉ có xác côn trùng và chim chóc. Chúng chết vì một trong 2 nguyên nhân: Uống nhầm nước axit hoặc hít phải khí độc. Người ta gọi các ao vũng ở Dallol là “hồ tử thần”.

Sau nhiều lần kiểm tra, các nhà khoa học kết luận: Dallol là mảnh đất không sự sống. Kho bạc của người Afar Afar là bộ lạc Lục địa Đen sinh sống trong khu vực Sừng châu Phi. Họ phân bố trong 3 quốc gia Đông Phi: Ethiopia (3,8 triệu người), Eritrea (hơn 300.000 người) và Djibouti (hơn 300.000 người). Trước thế kỷ XX, họ sống dựa vào du mục và dẫn đường thương nhân.

Dallol là khu vực xa xôi nhất ở Ethiopia có người Afar sinh sống. Mặc dù nóng và độc đến được ví như “cổng địa ngục”, nó là mỏ muối khoáng khổng lồ.

Theo nghiên cứu địa chất, các mỏ muối giàu có ở Dallol là sản phẩm của những lần Biển Đỏ dâng từ hàng ngàn năm trước. Địa thế trũng cho phép Dallol giữ lại một lượng nước muối siêu khủng. Khí hậu khô nóng khiến nước bốc hơi, để lại lớp muối dày.

Người Afar chỉ việc mang dụng cụ đào, đục đẽo các khối muối trên bề mặt Dallol thành những tảng nhỏ. Thuở xưa, họ bán - đổi muối với các nhóm đồng tộc và khác tộc sống quanh Sa mạc Danakil. Bây giờ, họ dùng lạc đà chuyển muối đến các thị trấn kế cận, giao cho các thương gia. Từ năm 1925 - 1929, Dallol đã cung cấp cho Ý 25.000 tấn muối sylvit (kali clorua, KCl). Nó cũng đạt sản lượng muối kali cực cao, 51.000 tấn/năm.

Tất nhiên, việc khai thác muối trong “cổng địa ngục” không chỉ đơn giản là đào và lấy. Ngoại trừ sức nóng cao và khí độc, người Afar còn phải để ý từng bước chân. Chỉ cần bước sai một bước, họ sẽ trượt rơi xuống hồ axit.

Thay vì ban ngày, người Afar phải đốt đuốc đi làm vào ban đêm. Trừ khu vực trung tâm, các hồ axit của Dallol có nhiệt độ an toàn hơn (50 - 55 độ C). Các khí độc bị giải phóng chỉ bay là là trên mặt đất, không bốc cao quá 30cm. Người Afar chỉ cần cẩn thận dè chừng là không hít phải chúng.

Ngoài nguồn muối trên cạn, người Afar ở Dallol còn kiếm thêm thu nhập từ chăn thả gia súc trong Sa mạc Danakil. Họ cũng khôn khéo tận dụng sức nóng của Dallol để ủ phân, đun nước, lọc nước...

Địa điểm hút khoa học

Cuộc sống ở vùng đất nóng bỏng và nguy hiểm nhất hành tinh - Ảnh 1.

Các nhà khoa học nghiên cứu Dallol như phiên bản “Sao Hỏa của Trái đất”.

Xét trên điều kiện diện mạo, Dallol giống hệt như thế giới ngoài hành tinh thu nhỏ. Bề mặt nhiễm độc và đầy muối của nó mang màu sắc rực rỡ, tinh tế như một tấm thảm nghệ thuật.

Do độ cao thấp, Dallol bị bờ biển gần đó đánh sóng vào. Nước muối phản ứng với các khoáng chất của núi lửa, tạo ra những mảng màu sặc sỡ. Chúng bao gồm các gam màu nóng và sáng như đỏ, cam, vàng, xanh nõn chuối...

Trong các hồ axit đậm đặc của Dallol, ống phun địa nhiệt thổi lưu huỳnh (S) ra khỏi lòng đất, nhuộm vàng miệng ống và mặt đất xung quanh. Ở các hồ axit nhạt hơn, muối đồng biến làn nước thành màu ngọc lam tươi sáng. Một số miệng ống địa nhiệt khác lại chỉ toàn muối trắng tinh.

Năm 2013, một nhóm các nhà khoa học từ Europlanet (mạng lưới nghiên cứu khoa học toàn cầu vì mục đích khám phá hệ Mặt trời) đã đặt chân đến Dallol. Họ xem nơi này như “Sao Hỏa trên Trái đất”, tiến hành đo đạc, lấy mẫu và làm nhiều thử nghiệm.

Năm 2017, nhóm Europlanet tuyên bố phát hiện có một loài vi khuẩn sống sót trong Dallol, đặt tên là Polyextremophiles. Họ tìm thấy nó trong mẫu nước lấy từ các “hồ tử thần” có độ độc và nóng vừa phải, nằm ở vòng ngoài của Dallol. Mẫu nước trong hồ trung tâm siêu độc và nóng của Dallol thì không cho thấy có vi sinh vật. Vì thế, vùng đất này vẫn được kết luận là nơi duy nhất không tồn tại sự sống trên hành tinh xanh.

“Rất có thể, địa hình và địa chất trên Sao Hỏa cũng tương tự Dallol”, nhóm Europlanet hy vọng. Họ rất mong kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp một phần trong sự nghiệp chinh phục sao Hỏa.

Ở thời đại du lịch ngày nay, Dallol cũng thu hút một số du khách ưa phiêu lưu, thám hiểm. Nhờ tuyến đường sắt nối liền từ cảng Mersa Fatma, Eritrea đến một địa điểm cách Dallol chỉ 28km. Bạn cũng có thể bắt xe buýt hoặc mua vé máy bay để đến điểm này, nhưng muốn vào trong Dallol thì chỉ có thể “cuốc bộ” hoặc di chuyển bằng lạc đà.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

DN của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiên phong giải quyết vấn nạn "càng để chậm càng trầm trọng" của Hà Nội

DN của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tiên phong giải quyết vấn nạn "càng để chậm càng trầm trọng" của Hà Nội

10/01/2025 17:50

Đây là thứ gây thiệt hại về kinh tế và xã hội ở Việt Nam lên tới hơn 13 tỷ USD mỗi năm và đang được rất nhiều người dân quan tâm.

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại

Top