Ngày 13.01.2019, lực lượng không quân Israel, tiếp tục thực hiện các hoạt động khiêu khích, tiến hành một cuộc không kích bằng tên lửa và bom bay có điều khiển và lãnh thổ Syria. Mục đích then chốt là kích hoạt hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300, được Nga chuyển giao cho quân đội Syria hòng tìm giải pháp tiêu diệt tổ hợp vũ khí này.
Lực lượng phòng không Syria, sử dụng các phương tiện phòng không giữa thế kỷ 20 của Liên Xô cũ và một phần của Nga, quyết liệt đánh trả cuộc tập kích đường không, bắn hạ hầu hết các tên lửa và bom bay mà không quân Israel phóng đi từ không phận Lebanon.
Nhưng phòng không Syria không thể bắn hạ được máy bay Israel, mục tiêu chính của Bộ tư lệnh Phòng không – Không quân Syria. Máy bay F-16 IDF không muốn bay vào phạm vị hoạt động của lực lượng phòng không Syria.
Các máy bay chiến đấu Israel không đủ tự tin để bay vào phạm vi chiến đấu hiệu quả của S-300, ngay cả trong tình huống bay thấp và sử dụng địa hình địa vật thoát khỏi hệ thống phòng không cũ của Liên Xô, phi công có rất ít cơ hội thoát đòn phản kích của Pantsir –S1.
Bộ Tư lệnh quân đội Syria từng tuyên bố, đòn tấn công vào lãnh thổ Syria của Israel sẽ bị đáp trả xứng đáng, nhưng đến lúc này, lực lượng tên lửa đạn đạo và máy bay chiến đấu của Syria cũng chưa từng tiến hành bất kỳ cuộc tập kích nào vào lãnh thổ Israel.
Ngoài nguyên nhân sẽ gây ra một cuộc chiến tranh tổng lực, quân đội Syria cũng không muốn tổn thất binh lực bởi các tên lửa phòng không của hệ thống Spyder-MR - Israel.
Những tổ hợp phòng không tầm gần có tính năng tương đương
Israel, thường xuyên phải đối phó với những cuộc tập kích hỏa lực đường không từ các tên lửa tự chế và các lực lượng không quân các nước làng giềng, đã phát triển các hệ thống phòng không có hiệu quả cao.
Trước hết, Israel phát triển các tổ hợp phòng không tương đương như các tổ hợp phòng không nước ngoài của Mỹ và Châu Âu. Một trong những tổ hợp phòng thủ hiệu quả là tổ hợp phòng thủ tên lửa "Arrow" (Mũi tên), được đánh giá là có hiệu quả cao hơn cả tổ hợp Patriot.
Hệ thống Arrow được phát triển nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa tiềm năng từ các nước láng giềng Ả Rập.
Cuộc chiến giành đất đai với người Palestine và những xung đột với các lực lượng du kích Hồi giáo đã khiến lực lượng IDF đặc biệt cần phải có các phương tiện phòng không tầm gần.
Các sĩ quan cao cấp Israel và các chuyên gia quân sự vô cùng lo ngại trước trước các đợt tấn công hỏa lực của tên lửa tự chế, những cuộc không kích tiềm năng bằng nhiều phương tiện bay khác nhau.
Thời điểm ban đầu, Lực lượng phòng vệ Israel nhập hệ thống phòng không tầm trung và tầm gần. Những tổ hợp vũ khí phòng không được coi là có độ tin cậy cao, hoạt động hiệu quả là tổ hợp tên lửa MIM-23 Hawk và pháo phòng không tự hành M163 Vulkan, sử dụng tổ hợp súng 6 nòng 20 mm.
Sang thập niên 80, Tổ hợp tên lửa Mỹ MIM-23 Hawks và M163 Vulkan đã lỗi thời, không thể hoàn thành nhiệm vụ và IDF quyết định thay thế bằng hệ thống phòng không mới. Cùng với sự phát triển của công nghiệp quốc phòng, quân đội Israel không nhập khẩu trang thiết bị phương Tây mà quyết định tự chế tạo.
Nhiệm vụ phát triển hệ thống phòng không trên xe vận tải bánh hơi được giao cho liên doanh hai công ty Israel là Rafael Rafael và Công ty chế tạo máy bay Israel (IAI). Năm 2005, phiên bản đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Spyder-MR được trình bày tại Triển lãm Paris Air Show tại Le Bourget.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Spyder - MR. Ảnh Zvezda
Tổ hợp Pantsir hình thành trong ý tưởng thiết kế của các kỹ sư quân sự Nga sớm hơn nhiều so với Israel, khoảng giữa những năm 1990 Hồng quân Liên Xô đã yêu cầu một tổ hợp phòng không tầm gần và cận gần.
Trên báo chí xuất hiện tên gọi khá mỹ miều “Roman” của tổ hợp này. Phiên bản đầu tiên xuất hiện vào năm 1995 trong triển lãm Maks. Nhưng Nga không có ngân sách quốc phòng để sản xuất, dự án tổ hợp phòng không tầm gần cơ động Roman bị đông lạnh.
Tổ hợp vũ khí tiên tiến Roman đang bị đóng băng bất ngờ trở thành hiện thực bởi 1 hợp đồng nhà nước. Năm 2005, Bộ Quốc phòng Nga đặt hàng một số tổ hợp áp dụng thử. Hợp đồng không yêu cầu sửa đổi hoặc hiện đại hóa, chỉ đổi tên từ Roman thành Pantsir – S1.
Hệ thống pháo – tên lửa tầm gần này chứng minh được có tính năng kỹ chiến thuật tốt và độ tin cậy rất cao. Năm 2008, Pantsir chính thức được biên chế vào quân đội Nga.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1. Ảnh Zvezda
Cấu trúc thiết kế bên ngoài Pantsir - S1 rất giống Tunguska-M. Nhưng 2 tổ hợp vũ khí có nhiệm vụ khác nhau. Hệ thống Pantsir là tổ hợp bảo vệ mục tiêu đặc biệt quan trọng chống lại tất cả các loại vũ khí tấn công đường không.
Lợi thế của tổ hợp phòng không Nga so với các tổ hợp vũ khí phòng không tầm gần khác là thiết kế mô-đun. Tổ hợp được lắp đặt trên thân xe vận tải KamAZ-6560, bao gồm mô đun thân xe và vũ khí, tháp pháo 360 độ, mô-đun chỉ huy, trinh sát và điều khiển hỏa lực, mô-đun trạm nguồn và mô đun thông tin liên lạc.
Những mô đun này cho phép giảm chi phí thiết kế, tăng khả năng thay thế lẫn nhau của các hệ thống và dễ dàng tổ chức sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Pantsir-S1. Ảnh Zvezda
Tổ hợp tên lửa tầm gần Spyder-MR cũng là tổ hợp vũ khí dạng mô đun, được lắp đặt trên thân xe Tatra của Séc. Tổ hợp là hệ thống chỉ huy trinh sát và điều khiển hỏa lực với 8 thùng phóng dạng container, trong thùng là các tên lửa đánh chặn tầm gần.
Khác hơn với Pantsir –S1, Spyder không có pháo phòng không tốc độ cao, điều đó khiến Spider kém linh hoạt hơn khi chống lại các UAV vũ trang bay thấp
Khả năng cơ động trên địa hình
Một đặc điểm của các nhà thiết kế quân sự Nga là luôn đặt các tổ hợp vũ khí cơ động lên các xe có khả năng cơ động cao. Pantsir – S1 được đặt trên xe của hãng KaMaz có 8 cầu 8 x 8. Để tăng khả năng cơ động, xe được lắp động cơ đến 400 mã lực, hộp số 16 cấp truyền lực cho phép xe có thể chạy trên mọi địa hình phức tạp, bao gồm cả địa hình sa mạc Syria.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Spyder-MR. Ảnh Zvezda
Spyder-MR của Israel có khả năng cơ động thấp hơn, được lắp đặt trên xe Тatra 815 của Séc, có 8 cầu 8x8, nhưng do động cơ chỉ có 310 mã lực nhưng dàn phóng container có trọng lượng khá lớn, nên khả năng cơ động trên địa hình phức tạp thấp hơn.
Xe chỉ cơ động thuận lợi trên đường nhựa, khi vào địa hình lầy lội hoặc sụt lún, xe dễ dàng bị sa lầy và không thể di chuyển nhanh được.
Tính năng kỹ chiến thuật của 2 tổ hợp phòng không tầm gần
Pantsir – S1 là một tổ hợp phòng không tầm gần và cận gần hiệu quả. Trong tầm bắn 20 km Pantsir hình thành một chiếc ô phòng không rất khó chọc thủng. Xe được trang bị 12 tên lửa hai tầng phóng 57E6Е với 20 kg thuốc nổ cho phép tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào với tầm cao đến 15 km và tầm bắn hiệu quả từ 1 km đến 20 km. Xe tiêu diệt mọi mục tiêu có tốc độ đến 1000 km/h.
Tên lửa hai tầng phóng 57E6Е của tổ hợp Pantsir - 1S.
Những mục tiêu nhỏ, sử dụng công nghệ tàng hình nếu bay lọt qua được rào cản tên lửa sẽ nhanh chóng bị bắn hạ bởi pháo phòng không 30 mm tự động 2А38М.
Hàng trăm viên đạn cháy – xuyên giáp được phóng đi với tốc độ 960 m/s, có thể hạ tất cả các phương tiện bay tầm thấp trên bán kính 4 km. Tốc độ bắn 5000 phát/phút ngăn chặn bất cứ vật thể bay thấp nào, kể cả máy bay không người lái thương mại rất nhỏ.
Hệ thống Spyder-MR là một hệ thống tác chiến hiệu quả, theo biên chế tổ hợp có 8 tên lửa tự dẫn tầm gần. Tên lửa Derby, được lắp đặt hệ thống dẫn đường radar chủ động, tên lửa Python-5 trang bị đầu tự dẫn quang ảnh nhiệt. Các tên lửa Spider có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu đa tầm trong mọi điều kiện thời tiết.
Tên lửa phòng không Derby có tốc độ lớn nhất so với tất cả các tên lửa tầm gần, khoảng 4 Mach. Đường kích tên lưả160 mm, có khả năng tiêu diệt tất cả các mục tiêu, từ tên lửa hành trình đến drone.
Tên lửa Python-5 của tổ hợp Spyder - MR. Ảnh Zvezda
Tên lửa Python-5 cũng có tốc độ rất cao 4 Mach và dễ dàng tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách đến 20 km. Hạn chế duy nhất là đầu đạn, có lượng nổ khoảng 11 kg trong khi Derby có lượng nổ đến 23 kg.
Đây là loại vũ khí hiệu quả chống trực thăng và máy bay không người lái. Tốc độ bắn liên tiếp 2 tên lửa có độ giãn cách khoảng 2 giây. Tên lửa Python-5 có thể bắn hạ tất cả các UAV và trực thăng bay ở độ cao thấp. Tên lửa này tiêu diệt máy bay không người lái Ababil của Hezbollah trong cuộc chiến Lebanon năm 2006.
Radar 3D Elta EL/M-2106NG ATAR của tổ hợp Spyder - MR
Hệ thống tên lửa tầm gần Spyder – MR khởi đầu được trang bị radar 3D trinh sát, tìm kiếm và dẫn bắn tiêu diệt mục tiêu Elta EL/M-2106NG ATAR. Radar có thể phát hiện và giám sát, khóa 60 mục tiêu trên khoảng cách 35 km.
Tính năng quan trọng của hệ thống chỉ huy, điều hành tác chiến Spyder-MR là một máy chủ khổng lồ, có thể lưu trữ các dữ liệu mục tiêu từ các nguồn khác và tác chiến trong một không gian thông tin duy nhất của toàn bộ hệ thống phòng không Israel.
Để kiểm soát không gian trực quan cho các trắc thủ, hệ thống điều khiển hỏa lực Spyder được lắp đặt màn hình LCD chất lượng cao.
Hệ thống vũ khí và radar tác chiến của Pantsir-S1. Ảnh Zvezda
Điểm đặc biệt của Pantsir –S1 là có tới hai anten song song cùng hoạt động, đài radar anten mảng pha chủ động có thể phát hiện mọi vật thể bay trong bán kính 80 km. Cùng lúc đó radar Slem thu dữ liệu mục tiêu và giám sát theo mệnh lệnh trắc thủ.
Đài radar Slem ghi nhận các thông số mục tiêu, truyền dữ liệu về máy tính trung tâm để tính toán phần tử bắn cho tên lửa và pháo phòng không, trắc thủ Pantsir chỉ cần nhấn cò súng.
Để mục tiêu không bị mất khi cơ động hoặc các sự cố khác nhau, máy tính trung tâm đeo bám mục tiêu qua hai kênh cùng một lúc: radar và quang điện tử - ảnh nhiệt.
Ngoài ra, tổ hợp Pantsir –S1 Nga có thể tấn công đồng thời tới 4 mục tiêu trên không. Trong vòng một giây rưỡi, hệ thống phóng tên lửa có khả năng chuyển đổi và tấn công mục tiêu mới! Nhưng các kỹ sư công nghiệp quốc phòng công ty IAI Israel cũng không ngủ quên mà lập tức đưa ra bản nâng cấp mới cho Spider - MR.
Nga y lập tức, công ty Israel thay thế radar đã lỗi thời Elta EL / M-2106NG ATAR 3D bằng một "bộ não" điện tử "mới" vào các hệ thống phòng không. Radar giám sát mới MF-STAR cho phép trắc thủ theo dõi và đeo bám khoảng 60 mục tiêu cùng lúc, trên khoảng cách đến 100 km.
Các chuyên gia Israel cũng tăng tốc độ xử lý dữ liệu máy tính trung tâm Spider - MR. Đến thời điểm này, nếu so với Pantsir-S1, tổ hợp Spyder-MR của Israel có thể phát hiện mục tiêu sớm hơn và xa hơn.
Thực tế chiến đấu của 2 tổ hợp phòng không tầm gần
Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, tổ hợp Spider Israel tham chiến đầu tiên. Quân đội Gruzia mua Spider vào đêm trước cuộc chiến Gruzia - Nam Ossetia. Ngày 09.08. 2008, tổ hợp bắn rơi chiếc Su-24M của Nga bằng tên lửa Python-4. Máy bay nổ tung, phi đoàn kịp thời nhảy du, nhưng phi công Igor Rzhavitin trúng mảnh của vụ nổ và hy sinh.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần Spyder - MR Israel
Đến nay, chưa ghi nhận được một vụ tham chiến nào của Spyder, các tổ hợp tên lửa tầm gần Spyder – MR Israel thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu trên biên giới khu vực tự trị Palestine và trên Cao nguyên Golan.
Khác với Spider – MR, tổ hợp "Pantsir-S1" tham gia chiến đấu liên tục. Từ năm 2014, tổ hợp thường xuyên tấn công tiêu diệt các mục tiêu trên không.
Những nhiệm vụ đầu tiên là bắn hạ các máy bay không người lái Ukraine ở Crimea. Ba năm sau đó, tổ hợp Pantsir-S1 của quân đội Yemen, trung thành với tổng thống Hadi, bắn hạ chiếc trực thăng của đồng minh Ả rập Xê út. Nhưng có được chiến công nhiều nhất của "Pantsir-S1" là chiến trường Syria.
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không tầm gần Pantsir - S1 quân đội Syria. Ảnh Zvezda
Chiến thắng lớn nhất của Pantsir-S1 là vụ tấn công bằng tên lửa Tomahawk của Liên minh Anh – Pháp – Mỹ đêm ngày 14.04.2018. Trong cuộc tập kích đường không này có 103 tên lửa được phóng, phòng không Syria bắn hạ 71 chiếc, trong đó 23 tên lửa bị Pantsir –S1 Syria phá hủy.
Từ những thống kê đã nêu, Pantsir – S1 và Spyder-MR là những tổ hợp phòng không tầm gần có độ tin cậy rất cao, là lực lượng phòng không chiến trường tầm thấp hiệu quả nhất hiện nay.
Nhưng Pantsir – S1 là một hệ thống đa dụng hơn, có thể thực hiện được hầu hết các nhiệm vụ từ đơn giản đến phức tạp và thuận lợi hơn đối với một đơn vị tác chiến trên chiến trường do có khả năng chiến đấu khi cơ động và vượt địa hình phức tạp.
Spyder – MR hiện đang hơn hẳn Pantsir – S1 về tính hiện đại và năng lực nhất thể hóa chiến trường. Trong tương lai, các kỹ sư của 2 cường quốc phòng không lại tiếp tục cuộc chạy đua về hệ thống phòng không tầm gần, chủ yếu sẽ là Pantsir – S1 và Spyder – MR.