Cuộc đời ngược xuôi xuôi ngược, mải miết bon chen rồi mới vỡ lẽ: Đôi khi không phải lúc nào cũng cần “nỗ lực hết sức”

Thùy Anh |

Cứ chạy theo tiêu chuẩn "Cố gắng hết mình", bạn rốt cuộc có siêu năng lực đến đâu? Nhân sinh vốn không hoàn hảo, vì vậy đừng ép mình trở thành người toàn năng!

Hẳn nhiều người đã lớn lên và được nghe đi nghe lại câu "Chỉ cần cố gắng hết sức"? Bạn có thể đã làm, và hầu hết nhiều người khác cũng vậy. 

Đó là một kỳ vọng phổ biến trong cuộc sống, chẳng hạn như bài tập ở trường, kỳ thi, thuyết trình tại nơi làm việc hoặc viết báo cáo. 

Nó được coi như một minh chứng cho thấy rằng chúng ta nên cố gắng hết sức trong tất cả mọi thứ chúng ta làm.

Đối với những người theo chủ nghĩa hoàn hảo, đây là một cách sống, mặc dù nó rất căng thẳng và có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe tinh thần, thể chất và cảm xúc. 

Luôn cố gắng làm hết sức mình là một "tôn chỉ" mệt mỏi và đôi khi, điều đó có thể ảnh hưởng đến cái "Tôi" của chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy thất bại.

Cuộc đời ngược xuôi xuôi ngược, mải miết bon chen rồi mới vỡ lẽ: Đôi khi không phải lúc nào cũng cần “nỗ lực hết sức” - Ảnh 1.

"Làm hết sức mình", tiêu chuẩn vô hình của xã hội

Việc buộc phải cố gắng hết sức dựa trên ý kiến ​​của người khác về chúng ta, và thường bắt đầu từ thời thơ ấu. Chúng ta muốn người khác nghĩ tốt về bản thân và không mong nhận về những chỉ trích vì chưa đủ nổ lực. 

Chúng ta muốn tất cả mọi người thấy mình là người tài năng và có năng lực, thông minh và có thể làm bất cứ điều gì mà họ mong đợi. Chúng ta muốn đạt được điểm tuyệt đối từ mọi người xung quanh.

Vấn đề là, hiệu suất không phải lúc nào cũng thước đo để định giá chúng ta là ai. Hành động cần được tách biệt khỏi ý thức về giá trị bản thân. 

Nếu bạn làm một điều gì đó không tốt, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn là một người vô dụng hoặc tồi tệ.

Giá trị của chúng ta với tư cách là một con người không liên quan gì đến khả năng cá nhân, và chủ nghĩa hoàn hảo chắc chắn không giúp nâng cao vị thế của bạn. 

Ý kiến ​​của người khác về nỗ lực của bạn cũng không bao giờ có thể quyết định giá trị bản thân của bạn vì ý kiến ​​quan trọng duy nhất là của bạn.

Đừng dằn vặt bản thân bất cứ khi nào bạn không làm hết sức mình trong một việc gì đó, và đừng bao giờ lo lắng về ý kiến ​​của người khác về bạn. 

Rất có thể họ đang quá bận rộn lo lắng về hiệu suất của bản thân và rồi họ tìm cách trút áp lực đó lên bạn. 

Giá trị bản thân của bạn không phụ thuộc vào điểm tốt, lời khen ngợi, thành công hay là vị trí người giỏi nhất. Không có thứ nào trong số này quyết định giá trị của bạn. Bạn có giá trị theo nghĩa của riêng bạn.

Cố gắng hết sức khi điều đó quan trọng nhất với bạn

Thực tế là chúng ta không cần cố gắng hết sức trong mọi việc chúng ta làm.

Cuộc đời ngược xuôi xuôi ngược, mải miết bon chen rồi mới vỡ lẽ: Đôi khi không phải lúc nào cũng cần “nỗ lực hết sức” - Ảnh 3.

Thay vào đó, tốt hơn hết là hãy cố gắng làm hết sức mình trong những điều quan trọng nhất đối với chúng ta. 

Để làm được điều này, chúng ta cần đặt ra các giới hạn và sáng suốt. Chúng ta cần phải nghiêm ngặt hơn với thời gian của mình và học cách ưu tiên. 

Khi sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các hoạt động và quyết định rằng việc thực hiện một số công việc nhất định ở mức đủ tốt hoặc thậm chí là trung bình là hoàn toàn ổn, chúng ta sẽ trút bỏ được gánh nặng trên vai.

Chúng ta cũng nên học cách tư duy thực sự không có vấn đề gì quá to tát nếu bản thân đôi khi không hoàn hảo. 

Trên thực tế, điều đó giải phóng thời gian và năng lượng để tập trung vào những công việc quan trọng đối với chúng ta. 

Thời gian và năng lượng có thêm này có thể giúp chúng ta tạo ra hiệu quả tốt hơn trong những việc quan trọng đối với chính mình.

Và đôi khi việc cố gắng làm tốt nhất không phải là điều tốt nhất khi bắt đầu, một kết quả không hoàn hảo thúc đẩy chúng ta nỗ lực và cải thiện. 

Nếu luôn cố gắng làm hết sức mình, chúng ta sẽ sợ thử nghiệm và thất bại, nhưng thất bại mới thực sự mang lại kết quả khác biệt vì chúng ta học được rất nhiều điều từ nó. 

Hầu hết chúng ta đã được nuôi dưỡng để cố gắng tránh thất bại và không mắc sai lầm. Nó có thể khiến chúng ta cảm thấy do dự khi thử những điều mới bởi vì chúng ta lo lắng rằng mình sẽ không giỏi.

Cuộc đời ngược xuôi xuôi ngược, mải miết bon chen rồi mới vỡ lẽ: Đôi khi không phải lúc nào cũng cần “nỗ lực hết sức” - Ảnh 4.

Kết quả là, chúng ta bỏ lỡ những điều có thể mang lại niềm vui hoặc kỹ năng mới. Bạn sẽ chẳng thể biết mình có thể làm gì cho đến khi thử sức. 

Đơn giản là bạn không cần cố gắng hết sức trong mọi việc. Bạn không cần phải nấu bữa ăn ngon nhất vào mỗi buổi tối, hoặc dành hàng giờ để viết báo cáo hay nhất hoặc tổ chức bữa tiệc tuyệt vời nhất từ ​​trước đến nay.

Rõ ràng, đủ tốt là lựa chọn tốt nhất. Không ai có thể giỏi toàn diện, vì vậy hãy ưu tiên các sở thích cá nhân và dành thời gian và năng lượng cho những việc quan trọng nhất đối với bạn.

Làm việc vì niềm vui bất kể kết quả thế nào

Khi ưu tiên các nhiệm vụ của mình, chúng ta nhận ra rằng hầu hết mọi việc không đòi hỏi nỗ lực cao nhất và vì lý do đó, chúng ta nên tập trung vào "làm" thay vì "làm hết sức mình".

Cuộc đời ngược xuôi xuôi ngược, mải miết bon chen rồi mới vỡ lẽ: Đôi khi không phải lúc nào cũng cần “nỗ lực hết sức” - Ảnh 5.

Làm điều gì đó mà bạn thích thú với nó, chẳng hạn như vẽ hoặc vẽ tranh cho vui, bất kể kết quả là gì.

Chơi một môn thể thao mà không cần lo lắng về việc thắng thua, hay cạnh tranh. 

Hãy thử một hoạt động mới hoặc làm điều gì đó mà bạn cảm thấy mình "không giỏi" mà không cần suy nghĩ về kết quả, chỉ để xem liệu bạn có thích làm việc đó hay không.

Đừng trốn tránh mọi thứ chỉ vì bạn cho rằng mình sẽ không làm tốt chúng - nếu bạn làm vậy, bạn có thể đang từ chối cơ hội mới. 

Thử nghiệm, thất bại và sai lầm có rất nhiều mặt tích cực. Và bạn càng làm nhiều điều mới, bạn càng có xu hướng trở thành người giỏi hơn.

Vì vậy, lần tới khi ai đó nói với bạn "Cứ cố gắng hết sức", hãy nghĩ xem đó có thực sự là điều tốt nhất bạn nên làm hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại