Công chúng nước Anh sẽ không còn xa lạ với giai thoại đi cùng cái tên Công chúa Daisy bởi bà đã từng được mệnh danh là một trong những người phụ nữ đẹp nhất cả nước thời bấy giờ. Công chúa Daisy sinh ngày 28/6/1873 với tên khai sinh là Mary Theresa Olivia Cornwallis-West tại Cung điện Ruthin ở Denbighshire, Wales (Anh). Nàng có quan hệ rất gần gũi với Hoàng gia Anh và đặc biệt là Nữ hoàng Victoria. Cha nàng là Đại tá William Cornwallis-West (1835-1917).
Daisy có tuổi thơ êm đềm, được cưng chiều bảo bọc như bất kỳ tiểu công chúa hoàng gia nào. Daisy lớn lên sở hữu nét đẹp mê đắm lòng người, nhan sắc của cô nức tiếng gần xa, đâu đâu cũng ngưỡng mộ, yêu thích. Năm 1881, Công chúa Daisy kết hôn với Hans Heinrich XV (1861-1938), một thành viên trong gia đình Hochberg.
Vào năm 1907, Công chúa Daisy được xem là một trong những người phụ nữ đẹp nhất nước Anh
Công chúa Daisy và chồng cô là chủ sở hữu của nhiều vùng đất rộng lớn và các mỏ than ở Silesia (hiện nay là Ba Lan, nhưng thời cô sống, đây vẫn thuộc về nước Đức). Nhờ vậy, gia đình Hochbergs không thiếu của ăn của để, nàng công chúa xinh đẹp nhờ thế mà thoải mái hưởng thụ lối sống xa hoa, chẳng mấy khi phải lo nghĩ cơm áo gạo tiền.
Chiếc vòng ngọc trai đắt đỏ bậc nhất thế giới
Sau khi kết hôn vợ chồng nhà Hochberg chuyển từ cung điện Pszczyna đến sống ở Cung điện Książ tại Silesia. Có vẻ không mấy thích nơi ở mới, Công chúa Daisy thường xuyên tỏ ra buồn bã, chán chường. Nhận ra biểu hiện của vợ, để làm vui lòng cô, Hans Heinrich đã mua tặng vợ một chiếc vòng ngọc trai dài 6,7m, được cho là đắt đỏ bậc nhất hồi ấy.
Daisy vô cùng yêu thích món quà của chồng. Cô diện món nữ trang đến những sự kiện lớn. Vốn đã kiều diễm thướt tha, chiếc vòng ngọc trai chỉ làm nàng thêm bội phần quyến rũ, nổi bật và thu hút mọi ánh nhìn xung quanh. Công chúa Daisy ưa thích cuộc sống của người nổi tiếng và cô thường xuyên xuất hiện cùng các con mình trên tờ tạp chí Country Life.
Bức họa Công chúa Daisy được vẽ bởi John Singer Sargent
Tuy vậy, người ta đồn rằng, chiếc vòng lại mang lời nguyền của anh thợ lặn, người đã bỏ mạng khi mò những viên ngọc trai gắn trên vòng cổ của cô. Dù chuỗi ngọc trai trở thành biểu tượng cho quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời cô. Tuy nhiên, sau khi cô trút hơi thở cuối cùng, mọi người bắt đầu tin rằng, chính chuỗi ngọc trai đó là nguyên nhân cho những rắc rối trong cuộc sống của cô.
Lời đồn về cuộc đời chẳng mấy êm ả của nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần
Cuộc sống hôn nhân sau này của Công chúa Daisy chẳng mấy hạnh phúc dù giàu sang phú quý lại xinh đẹp. Khi đã có chung 3 cậu con trai: Hoàng tử Hans Heinrich XVII (1900-1984), Hoàng tử Alexander (1905-1984) và Count Bolko Konrad Friedrich (1910-1936), vợ chồng họ chia tay nhau năm 1922. 3 năm sau đó, Hans Heinrich tái hôn cùng vợ hai là bà Clotilde và có thêm 2 cô con gái xinh xắn.
Cung điện Książ
Trước khi ly hôn, Công chúa Daisy là một nhà cải cách xã hội và kêu gọi hòa bình cùng với những người bạn của cô, William II, Hoàng đế Đức và Hoàng đế Edward đệ nhị của nước Anh. Mối quan hệ khăng khít giữa Công chúa Daisy và Hoàng đế William luôn được các tờ báo Anh săn đón. Công chúa Daisy càng khiến những tin đồn đi xa hơn khi cô cho xuất bản một loạt cuốn hồi ký ở Anh, Mỹ và châu Âu. Đây là vụ bê bối tình cảm lớn đã khiến cô gặp nhiều rắc rối.
Thời kỳ hoàng kim trong cuộc đời cô chính thức khép lại khi chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra. Vào thời chiến, cô trở thành một y tá và khiến người dân châu Âu vô cùng xúc động khi cô chữa trị vết thương cho binh lính ở hai bên chiến tuyến. Công chúa Daisy thích công việc này vì nó cho cô cảm giác phiêu lưu và cơ hội gặp gỡ nhiều người thú vị.
Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, cô tham gia rất tích cực vào các công việc từ thiện nhằm giúp đỡ các tù nhân ở trại tập trung Gross Rosen. Cuối cùng, cô bị đuổi khỏi Książ khi người Đức làm chủ cung điện này.
Ngày 29/6/1943, Công chúa qua đời trong cảnh cô đơn và chẳng mấy dư dả tại một ngôi nhà ở thành phố Wałbrzych. Dù sinh thời cuộc sống gắn liền với lụa là gấm vóc, về cuối đời bà lại phải sống chật vật, nghèo khổ. Theo lời của những người dân địa phương, bà được an táng cùng với chuỗi ngọc trai tại một nghĩa trang gần nhà bà sống. Tuy nhiên, thi hài của bà từng được chuyển đến một nơi được cho là bên trong công viên để bảo đảm an toàn.
Chính vì được chôn cùng chuỗi ngọc trai đắt đỏ chẳng khác nào kho báu, phần mộ của vị công chúa quá cố luôn bị dòm ngó. Thi hài của cô được rời đi thêm vài lần sau đó cho đến sau cùng được mang về lâu đài do gia đình chồng cũ của cô, Hochberg làm chủ. Và rất may mắn, đến cuối cùng không "thợ săn kho báu nào" tìm thấy mộ Công chúa Daisy.
Thực tế khác xa lời đồn thổi
Nhờ công trình nghiên cứu của Tổ chức Daisy, bí ẩn về chiếc vòng đeo cổ dần được hé lộ. Truyền thuyết thật sự khác xa những điều xảy ra trong thực tế. Công chúa Daisy đã bán hầu hết số ngọc trai của cô vào năm 1936. Con trai cô, Bolko đã bị lực lượng cảnh sát bí mật của Đức Quốc xã bắt giữ mà không rõ lý do. Cậu bị tra tấn suốt hai tháng trời và phải ngồi tù cho đến khi mẹ cậu chịu trả một số tiền khổng lồ cho Đảng Quốc Xã. Điều đáng buồn là, người thanh niên đó đã bỏ mạng vì phải chịu thương tích quá nặng sau nhiều lần bị tra tấn.
Cung điện Pszczyna giờ đã trở thành Bảo tàng trưng bày
Theo người cháu của Công chúa Daisy, nếu cô ấy được chôn cất cùng một chiếc vòng đeo cổ thì chiếc vòng đó chỉ dài 1m. Nơi chôn cất cuối cùng của cô vẫn là một bí mật mà gia đình chồng cô Hochberg muốn giữ kín bởi họ muốn cô được yên nghỉ.
Ngày nay, các lâu đài của cô trở thành những viện bảo tàng đẹp đẽ nhất ở Silesia. Nơi đây chứa đầy kỷ vật thuộc về người phụ nữ phi thường này. Các câu chuyện về cuộc đời Công chúa Daisy ngày càng được nhiều người trong khu vực biết đến và tư dinh cô sống giờ đây là địa điểm tham quan thu hút hàng ngàn khách du lịch mỗi năm.