Lâm Bưu thường mắng Chu Đức trước mặt Mao Trạch Đông nhằm tỏ lòng trung thành với Mao nhưng khi chỉ còn lại hai người, Lâm lại tỏ ra rất kính nể Chu.
Từ khi cuộc Cách mạng văn hóa bùng nổ (1966), vợ chồng nguyên soái Chu Đức chuyển sống về một căn biệt thự ở ngoại ô Bắc Kinh và không để ý đến những cuộc hội nghị bàn tròn bên trong Trung Nam Hải.
Nguyên soái Chu Đức và vợ - bà Khang Khắc Thanh (1911 - 1992
Tháng 5/1966, nhóm Cách mạng Văn hóa tức Hồng vệ binh chính thức được thành lập và thực thi hàng loạt vụ đấu tố. Chu Đức đã nhiều lần lên tiếng phản đối cách thức làm việc này và ông không ngờ rằng, "chống đối" họ chỉ chính là "tự đưa mình vào hang cọp".
Tháng 1/1967, dưới sự chỉ đạo của Lâm Bưu - Phó thủ tướng thứ hai Cộng hòa nhân dân Trung Hoa lúc bấy giờ, một nhóm Hồng vệ binh mang những biểu ngữ phản đối Chu như "đại quân phiệt", "kẻ dã tâm lớn", "hắc tư lệnh", "đuổi khỏi Trung Nam Hải", "đả đảo phê bình"...dán khắp đường phố Bắc Kinh.
Mấy ngày sau, Chu bỗng nhận được điện thoại của vợ mình - bà Khang Khắc Thanh - Phó chủ tịch đương nhiệm Hội liên hiệp phụ nữ toàn quốc thông báo, tất cả những biểu ngữ trên cũng được dán khắp bên trong Trung Nam Hải.
Chu Đức vội vàng đến Trung Nam Hải, khi vừa mới đi vào cổng Tây, đã nhìn thấy các bức tường dọc hai bên cổng dán chằng chịt những biểu ngữ đấu tố ông.
Chu Đức (1886 – 1976), tên thật là Chu Đại Trân, tự là Ngọc Giai, quê ở huyện Nghi Long, tỉnh Tứ Xuyên.
- Ông là nguyên soái đầu tiên trong mười Nguyên soái của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được phong hàm vào ngày 23 tháng 9 năm 1955.
- Năm 1928, Chu Đức đem khoảng 10.000 quân đến vùng Tỉnh Cương Sơn, Giang Tây để gia nhập với lực lượng của Mao Trạch Đông lập ra Quân đoàn 4 Hồng quân.
- Ông là ủy viên Trung ương và ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1934, Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ủy viên thường vụ Bộ Chính trị (1956 - 1969 và từ 1973 cho đến khi mất).
- Sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, ông giữ chức Phó Chủ tịch Chính phủ nhân dân Trung ương (1949-1954), Phó Chủ tịch nước (1954-1959), Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (1959-1976).
Sau đó, vợ chồng ông bị đưa đến giam lỏng trong Trung Nam Hải dưới sự giám sát của một nhóm Hồng vệ binh. Tuy nhiên, nhóm này dường như chưa hài lòng nên tiếp tục thăng cấp hình thức đấu tố ông. Một đại hội đấu tố được chuẩn bị ở sân vận động tại Bắc Kinh.
Nhưng nhờ có sự can thiệp của Mao Trạch Đông, cuộc đấu tố mới được giải quyết nhẹ nhàng.
Câu chuyện biểu ngữ đấu tố Chu Đức được dán trong Trung Nam Hải được truyền đến tai con gái ông là Chu Mẫn- một giảng viên Đại học Sư phạm Bắc Kinh.
Chu Mẫn đã nhanh chóng đạp xe đến Trung Nam Hải nhưng không được phép vào bên trong thăm cha.
Bà đành đến phòng bảo vệ gọi điện cho cha và nói rằng mình không thể vào Trung Nam Hải. Chu Đức đã an ủi con gái không nên lo lắng, "đợi sau này" có thể vào thì vào".
Chu Đức không thể ngờ, từ lần con gái không thể bước vào Trung Nam Hải, đồng nghĩa người nhà ông đều không được vào thăm.
Và câu nói "đợi sau này" kéo dài đến tận bốn năm sau - năm 1971 khi Lâm Bưu mất, cha con ông mới được trùng phùng.
Vợ chồng Chu Đức (phải) và vợ chồng con gái Chu Mẫn chụp năm 1955
Tháng 10/1969, Lâm Bưu đột nhiên đưa ra "Chỉ thị khẩn cấp kêu gọi sẵn sàng chiến đấu, ngăn chặn quân địch bất ngờ tập kích".
Chu Đức sau khi nhận được chỉ thị khẩn cấp này đã nói với vợ mình: "Ở đây có ma sao? Bây giờ không có biểu hiện gì của chiến tranh, chiến tranh lại không phải là việc đánh nhau của trẻ nhỏ.
Sao nay tự dưng lại đặt quân đội vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu? Bởi thường trước cuộc chiến sẽ có nhiều dấu hiệu và điềm báo".
Chu Đức (trái) và nhà lãnh tụ Mao Trạch Đông năm 1940
Chỉ mấy tiếng sau, một cuộc điện thoại khẩn gọi đến cho Chu Đức, yêu cầu trong vòng 24 tiếng ông phải lập tức rời khỏi Bắc Kinh đến Quảng Đông. Chu sau khi nhận điện thoại dở khóc dở cười bởi chẳng một vị tướng quân nào lại rời trung tâm chỉ huy chiến đấu ngay khi "chiến tranh cận kề".
Chu Đức quay sang nói với vợ - người vẫn còn chịu ám ảnh vì những cuộc đấu tố: "Chúng ta sẽ cùng đi, sau này tôi còn có người chăm sóc, hơn nữa tôi cũng không yên tâm để bà ở lại Bắc Kinh một mình. Sau này, họ sẽ đối xử như thế nào với bà, rất khó đảm bảo".
Tuy nhiên, Khang Khắc Thanh không được tự động dời đi nếu không nhận được sự đồng ý của Hội liên hiệp phụ nữ toàn quốc, dù lúc này bà vẫn giữ chức Phó chủ tịch hiệp hội.
Chu Đức đành gọi điện đến cầu cứu sự giúp đỡ của Thủ tướng bấy giờ là ông Chu Ân Lai và được đồng ý.
Theo lời kể của con dâu Chu Đức - bà Triệu Lực Bình - vợ Chu Kỳ, trong thời gian vợ chồng nguyên soái bị giam lỏng ở Trung Nam Hải, các con ông cũng đều bị liên lụy.
Khi đó, Chu Đức vẫn là Ủy viên Bộ chính trị và được Thủ tướng Chu Ân Lai bảo vệ nên nhóm Hồng vệ binh không dám gây khó khăn với ông mà chuyến hướng sang các con ông. Đấu tố, lục soát nhà là chuyện xảy ra như cơm bữa.
Con trai cả nguyên soái là Chu Kỳ đã phải đi cải tạo lao động từ năm 1969 đến năm 1972. Do ảnh hưởng từ những năm lao động này, Chu Kỳ đã mắc bệnh tim và qua đời vào ngày 10/6/1974.
Tuy nhiên, đến 10 ngày sau, bà Khang Khắc Thanh mới dám thông báo với ông về cái chết của Chu Kỳ do sợ ông vì bất ngờ mà đổ bệnh. Việc này khiến Chu Đức vô cùng đau khổ và day dứt.
Hai vợ chồng nguyên soái đi quá vội vã đến các con cũng không hay biết. Như vậy, một nguyên soái 83 tuổi vì "lệnh khẩn cấp số một" của Lâm Bưu bị điều đến Quảng Đông xa xôi.
Sau khi đến Quảng Đông, họ được đưa đến một viện điều dưỡng ở ngoại ô. Lâm Bưu cũng đưa ra quy định, vợ chồng Chu không được phép vào thành phố Quảng Châu nếu không được sự cho phép của Lâm.
Chu Đức (trái) với Chu Ân Lai và Lưu Thiếu Kỳ tại sân bay Bắc Kinh năm 1960
Hai vợ chồng Chu chỉ được đi lại trong khuôn viên viện và không được vượt quá hàng rào cảnh giới.
Lúc bấy giờ, cùng với Chu Đức, một loại tướng quân như Trần Nghị, Nhiếp Vinh Trăn, Từ Hướng Tiền, Diệp Kiếm Anh đều bị đưa về các địa phương.
Đến tháng 8/1970, các nguyên soái này mới được hội ngộ tại Đại hội toàn thể đại biểu lần thứ hai khóa IX đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Lư Sơn - gọi tắt là Hội nghị Lư Sơn.
Họ không ngờ rằng, hội nghị lần này lại trở thành bước ngoặt trong lịch sử đảng cộng sản Trung Quốc.
Hội nghị Lư Sơn diễn ra từ ngày 23/8 đến 6/9/1970.
Trong Hội nghị, nhóm Lâm Bưu, Trần Bá Đạt đã bí mật tiến hành các kế hoạch nhằm ám sát Mao Trạch Đông và đảo chính với lộ trình hoạt động trong bí mật sau đó sẽ thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ.
Đặc biệt lúc này, cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa nhóm của Lâm Bưu và nhóm bè lũ bốn tên do Giang Thanh đứng đầu ngày càng quyết liệt. Trần Bá Đạt dưới sự chỉ đạo của Lâm Bưu đã chủ động công kích Trương Xuân Kiều - một nhân vật trong bè lũ bốn tên.
Ngày 25/8, tại Hội nghị Ban thường vụ Bộ chính trị mở rộng, Mao Trạch Đông ra lệnh kiểm điểm Trần Bá Đạt.
Đến 31/8, Mao Trạch Đông chính thức phê chuẩn phê bình nghiêm khắc Trần Bá Đạt. Đây là đòn giáng nặng đối với nhóm Lâm Bưu.
Tháng 9/1971, Lâm Bưu chạy trốn và thiệt mạng trong vụ rơi máy bay tại Mông Cổ sau vụ mưu sát Mao không thành.