Theo thống kê của các nhà nghiên cứu khảo cổ, số lượng bảo vật quốc gia của Trung Quốc bị mất trong các cuộc chiến tranh rất nhiều. Ngoài ra, do tác động của các thiên tai, thảm họa tự nhiên, một số lượng lớn di tích văn hóa cũng bị hư hại hoặc biến mất theo sự thay đổi của tự nhiên. Cũng có không ít những cổ vật vẫn còn chưa được phát hiện khai quật, vẫn bị chôn vùi dưới lòng đất cùng chủ sở hữu của những ngôi mộ cổ bí mật.
Bởi vậy mà từ khi Tân Trung Quốc được thành lập, chuyện thường dân vô tình phát hiện ra các cổ vật văn hóa trở thành chuyện thường như cơm bữa ở đất nước này. Tuy nhiên, điều thú vị là, do nhiều người không hiểu biết gì về cổ vật, nên đã coi thường giá trị văn hóa nghệ thuật của chúng, sử dụng chúng như những đồ gia dụng bình thường trong cuộc sống. Trong trường hợp này, việc thuyết phục và phổ biến cho thường dân hiểu về giá trị của các cổ vật văn hóa là nhiệm vụ quan trọng của các chuyên gia khảo cổ.
Việc thuyết phục và phổ biến cho thường dân hiểu về giá trị của các cổ vật văn hóa là nhiệm vụ quan trọng của các chuyên gia khảo cổ.
Vào năm 1971, một ngôi làng ở Thiểm Tây đã bị ảnh hưởng bởi một cơn địa chấn thay đổi đia hình. Tại thời điểm đó, các kênh rạch ở địa phương bị bùn lấp dày đặc. Dân làng địa phương đã tổ chức nạo vét các kênh đào để tránh khi mưa lớn, lũ lụt sẽ tràn ngập các cánh đồng và làng mạc.
Lúc 12 giờ trưa một ngày nọ, khi dân làng đã trở về nhà ăn trưa sau một buổi sáng lao động vất vả, chỉ có ông Lưu (Liu) vẫn đang hăng say đào bùn đất. Ông tính sẽ về nhà sau khi đào hết đám bùn cuối cùng. Bỗng "keng" một tiếng, cuốc của ông Lưu như va phải một vật gì rất cứng rồi bật ra. Ông Lưu thấy lạ, vội bỏ cuốc và dùng tay đào để xem đó là vật gì. Sau một hồi, ông đào ra được một cái hũ hình dáng kỳ lạ.
Ông Lưu nhìn kỹ nhưng cũng không hiểu chiếc hũ dùng để làm gì. Ông tiếp tục đào và lại đào ra ba cái hũ giống hệt nhau. Mặc dù không biết những đồ vật này có ý nghĩa gì, nhưng ông Lưu vẫn bí mật mang chúng về nhà. Vợ của ông Lưu sau khi nhìn thấy những chiếc hũ cho rằng đó là những cái bô đi tiểu của đàn ông cổ đại thường dùng trong mùa đông, yêu cầu ông vứt đi. Tuy nhiên, ông Lưu đã không nỡ vứt đi mà giấu diếm đặt chúng vào những ô hở trên tường nhà.
Sau đó, trẻ con trong nhà đã phát hiện ra những chiếc bình nhỏ và đem ra nghịch với bùn đất. Cuối cùng, bốn chiếc hũ nhỏ này đã thực sự được đem ra làm bô đi tiểu đêm, đặt dưới chân giường của lão Lưu. Một thời gian dài sau đó, những kiến thức về các di tích văn hóa được phổ cập rộng rãi hơn, gia đình ông Lưu nhận ra rằng những chiếc bình mà họ đã sử dụng trong 26 năm thực sự có thể là một báu vật. Năm 1997, con trai của ông Lưu lấy một trong những chiếc hũ trong buồng đem đến bảo tàng của quận để nhận dạng. Sau khi các chuyên gia tiến hành thẩm định, họ thấy rằng đây là một dụng cụ chứa đựng từ thời Tây Chu.
Có nhiều dòng chữ khắc bên ngoài ghi lại lịch sử của cổ vật văn hóa này.
Cổ vật này có tên gọi là "Tể thú quỹ" thời Tây Chu, là một cách gọi cổ địa chỉ những đồ vật dùng để chứa đựng. Do chất liệu làm bằng đồng và được bảo quản tốt, nên chiếc hũ đồng này vẫn chưa bị hư hại gì. Cuối cùng, cổ vật văn hóa này đã được bảo tàng mua lại với giá 2.000 nhân dân tệ tại thời điểm đó. Các chuyên gia hỏi liệu có còn món đồ nào như vậy trong nhà của con trai ông Lưu không. Nhưng người con trai đã phủ nhận vì sợ rằng cả ba món đồ còn lại sẽ bị tịch thu.
Nhưng qua tìm hiểu lịch sử, các chuyên gia biết rằng cổ vật này có 4 cái giống nhau. Sau đó họ đã tìm đến nhà ông Lưu và thuyết phục ông giao cổ vật quốc gia cho chính phủ. Được làm từ chất liệu đồng tinh chế, những cổ vật văn hóa này có một giá trị vô cùng to lớn. Tuy nhiên, ông Lưu nói rằng mình đã cất giữ những chiếc hũ này trong 26 năm, bản thân cảm thấy có tình cảm với những món đồ này và không muốn giao ra.
Được làm từ chất liệu đồng tinh chế, những cổ vật văn hóa này có một giá trị vô cùng to lớn.
Sau đó, dưới sự thuyết phục liên tục của các chuyên gia, ông Lưu cuối cùng đã đồng ý trao lại ba báu vật quốc gia còn lại với mức giá 100.000 nhân dân tệ. Năm 1999, ba bảo vật quốc gia còn lại của gia đình ông Lưu chính thức được trao trả cho bảo tàng, kết thúc "quãng đời lưu lạc nhân gian". Đây quả là một hành trình đầy thú vị và cũng gian nan trong việc tìm lại bảo vật quốc gia tại đất nước hàng ngàn năm lịch sử này.