Cuộc chiến thương mại và cháy rừng Amazon: Tưởng chừng không liên quan nhưng sự thật đằng sau lại gây bất ngờ!

Mỹ Linh |

Trung Quốc đang lấy đậu nành Brazil để thay thế cho hàng nhập khẩu bị cấm từ Mỹ. Rừng nhiệt đới có thể trở thành nạn nhân của việc này.

Các đám cháy hiện đang tàn phá rừng nhiệt đới Amazon của Brazil dường như là một thế giới rất xa xôi với những chính sách ngoại giao căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, mọi vấn đề đều liên kết với nhau hơn bạn tưởng.

Một trong những hành động trả đũa của Bắc Kinh trong cuộc chiến là "đóng băng" việc nhập khẩu 30 triệu tấn đến 40 triệu tấn đậu nành mỗi năm từ Mỹ. Điều này khiến Trung Quốc phụ thuộc nhiều hơn bao giờ hết vào việc nhập đậu nành từ Brazil.

Nhập khẩu của Trung Quốc từ Brazil trong 12 tháng tính đến tháng 4 năm nay đạt 71 triệu tấn, tương đương với lượng nhập khẩu từ toàn thế giới vào năm 2014.

Điều đó thúc đẩy sự bùng nổ vốn đầu tư vào ngành trồng trọt, với sự dịch chuyển trọng tâm của các "ông lớn" như Nutrien Ltd và Mosaic Co. sang Nam Mỹ nhằm tận dụng nhu cầu đa dạng hóa tránh sự phụ thuộc vào nguồn cung thực phẩm từ Mỹ của Bắc Kinh

Theo một cách nào đó, điều này không hẳn gây tác động trực tiếp đến Amazon. Hầu hết đậu nành Brazil được trồng ở Cerrado, một vùng thảo nguyên rộng lớn ở phía nam và phía đông của rừng mưa nhiệt đới. Đầu tư nông nghiệp đã tập trung vào việc chuyển đổi đất Cerrado hiện đang được sử dụng để chăn nuôi gia súc thành các vùng trồng cây, ví dụ như đậu nành.

Quá trình đó nên dẫn đến việc mở rộng rất lớn đất trồng trọt mà không tác động đến Amazon. Vấn đề là, ngay cả Brazil cũng có một vùng đất hữu hạn và nếu bạn cố bóp một trái bóng bay ở nơi này, nó có nguy cơ phát nổ ở một nơi khác.

Cũng như vậy, phần lớn việc mở rộng đất trồng trọt Brazil trong thập kỷ qua dường như đã phải trả giá bằng rừng tái sinh, vốn có xu hướng được ít được bảo vệ tốt hơn rừng nguyên sinh như Amazon.

Có thể thấy những vụ cháy năm nay đã khiến những người chăn nuôi phải rời bỏ nông trang ở Cerrado để đi tìm và khai khẩn vùng đất mới - rừng mưa nhiệt đới Amazon.

Điều đó đặc biệt đáng lo ngại vì các chiến dịch bảo tồn dường như đã bắt đầu phải trả giá trong những năm gần đây, tuy việc tàn phá rừng nhiệt đới nguyên sinh của Brazil gần như biến mất trong thập kỷ qua, tuy nhiên việc chặt phá rừng tái sinh vẫn đang diễn ra.

Tổng thống Jair Bolsonaro, người luôn khinh miệt các mối quan tâm về môi trường, đã "hứa hẹn" một biện pháp quyết liệt hơn hơn để tái tạo rừng Amazon.

Ngay cả khi hoạt động diễn ra đều nằm ngoài Amazon, chuyển đổi đất có ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển. Vùng chăn nuôi Cerrado ở Brazil có thể được trồng cây một cách khá dày đặc để chăn thả gia súc dưới tán cây to. Chuyển đổi điều đó sang trồng trọt mang tính thương mại đòi hỏi phải nhổ bật các thân cây (mà đã cô lập carbon trong đất theo thời gian), một lý do khiến nó là một quá trình tốn kém và khó khăn như vậy.

Ngoài ra, đồng cỏ thường xuyên bị giẫm đạp bởi vật nuôi đã khóa một lượng carbon khổng lồ trong đất, nhưng bởi những cánh đồng trồng trọt được chăm sóc hàng năm nên không nhìn ra được quá nhiều sự khá biệt.

Khó có thể nói chính xác ai là người chịu trách nhiệm cho sự gia tăng 84% các vụ hỏa hoạn tại các khu rừng Brazil trong năm qua. Tần suất cháy rừng dày đặc có khả năng là kết quả của hạn hán, mặc dù số lượng vụ cháy tăng lên gần như chắc chắn tỷ lệ thuận với sự gia tăng hoạt động có chủ ý của con người. Hơn một nửa số vụ đã xảy ra ở Amazon, 30% khác ở Cerrado và phần lớn còn lại trong khu rừng ven biển Đại Tây Dương.

Liên minh châu Âu hồi tháng 6 đã ký kết thỏa thuận thương mại với khối Mercosur của Nam Mỹ sau hai thập kỷ đàm phán, nhưng thái độ khăng khăng của Tổng thống Bolsonaro đối với Amazon thể hiện sự đối kháng với Chính phủ châu Âu, những người đang cần đi đến thỏa thuận.

Các thương nhân ngành nông sản Brazil thậm chí đã vận động hành lang giúp chính phủ nhằm thực hiện các bước lớn hơn để ngăn chặn nạn phá rừng, vì sợ rằng lập trường đối đầu của ngài Tổng thống có thể gây tổn hại cho thỏa thuận EU-Mercosur và ảnh hưởng đến xuất khẩu của họ.

Mặt khác, Trung Quốc có xu hướng trở thành một đối tác thương mại lớn, và mối quan tâm lâu dài về an ninh lương thực đồng nghĩa với việc Bắc Kinh đã quan tâm một cách bất thường về sự chấp thuận của Brazil.

Nếu bất cứ điều gì có thể thúc đẩy Bolsona phớt lờ những người sở hữu đất đai, thay vào đó nghe theo bản năng cá nhân, thì đó là triển vọng của một nguồn ngoại hối thay thế từ Trung Quốc.

Đây sẽ là một kết quả đầy bất hạnh và bất ngờ từ cuộc chiến thương mại hiện tại. Mặc dù với cam kết khôi phục ngành công nghiệp than và phá bỏ các quy tắc môi trường, Tổng thống Donald Trump đã thất bại trong việc đảo ngược quá trình phủ xanh của ngành điện Mỹ và ngành công nghiệp ô tô, hướng tới mức phát thải thấp hơn.

Tuy nhiên cuộc chiến thương mại của Trump với một Trung Quốc "nghiện carbon" không kém, đã khuyến khích nước này bắt tay vào một công cụ kích thích công nghiệp sử dụng nhiều carbon vào năm ngoái và giờ đây có thể khiến Brazil phải chặt phá thêm rừng. Di sản khí hậu khủng khiếp nhất của chính quyền Trump có thể không đến từ chính sách năng lượng, mà là từ chính sách thương mại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại