Ngân hà bất bình thường...
Cách chúng ta 555 triệu năm ánh sáng, tại ngân hà Markarian 1018, các nhà khoa học phát hiện ra một trận chiến kinh hoàng khiến vũ trụ bỗng trở nên tối hơn. Và "thủ phạm" không ai khác chính là 2 siêu hố đen khổng lồ!
Chính tại trung tâm của ngân hà Markarian 1018, một siêu hố đen đang khiến cho ngân hà này trở nên tối sầm lại do bị một hố đen hút hết nhiên liệu.
Vậy thế lực nào trong vũ trụ đủ mạnh để làm gián đoạn nguồn cung cấp "thức ăn" cho hố đen khổng lồ này? Câu trả lời chỉ có thể là do một siêu hố đen khác cạnh đó!
Nhóm nghiên cứu quốc tế cho rằng chính cuộc chiến giữa 2 hố đen khổng lồ là nguyên nhân làm cho vũ trụ tối mờ hơn bình thường.
Các nhà thiên văn đã khám phá lần đầu tiên ngân hà Markarian 1018 năm 1970, ngân hà này hoạt động rất tích cực khi phát ra ánh sáng liên tục mà các nhà thiên văn cho rằng do ở trung tâm của nó có một hố đen đang hoạt động.
Markarian 1018. Nguồn: ESO/CARS survey.
Những ánh sáng thoát ra là kết quả của việc hố đen này hấp thụ vật chất xung quanh và thải ra để từ đó lớn dần lên, các nhà khoa học gọi đó là accretion (sự bồi đắp).
Chính quá trình này làm cho ngân hà chứa nó trở nên sáng hơn, sáng hơn cả chuẩn tinh (quasar) và ngân hà Seyfert. Vì vậy, ngân hà này được xếp loại Seyfert I, nghĩa là nó thuộc nhóm nhân hà phát ra tia tử ngoại và tia X.
Tuy vậy năm ngoái, khi quan sát từ đài thiên văn European Southern Observatory's (ESO) bằng kính thiên văn cực lớn (Very Large Telescope), ánh sáng ấy đã... dần biến mất!
"Chúng tôi đã rất bất ngờ khi nhận thấy sự thay đổi hiếm có ở ngân hà Markarian 1018," dẫn đầu nhóm nghiên cứu Rebecca McElroy tới từ Đại học Sydney (Australia).
Vậy điều gì đã khiến ngân hà này thay đổi độ sáng như vậy?
McElroy cho rằng chính một siêu hố đen khác là nguyên nhân gây ra điều này khi dành lấy nguồn cung cấp "thức ăn" của hố đen tại trung tâm ngân hà.
Giả thuyết mà các nhà nghiên cứu đưa ra chính là ngân hà này đã "trộn lẫn" với một ngân hà khác cách đây hàng tỷ năm.
"Khi 2 ngân hà tiến lại gần nhau, chúng bắt đầu "quyện" vào nhau và nhập lại làm một", McElroy nói trên The Australian.
Đây cũng là điều mà nhà khoa học Albert Eistein đưa ra trong lý thuyết tương đối của mình nhưng chưa có sự kiểm chứng, phát hiện này có thể là bằng chứng thuyết phục củng cố lý thuyết mà Albert Eistein đưa ra.
Điều gì xảy ra nếu chúng gần nhau hơn?
Nếu 2 hố đen tiến gần nhau do lực hấp dẫn, chúng có thể sẽ tạo ra một siêu hố đen kép, đồng thời quá trình sát nhập sẽ gây ra vụ nổ lớn, tung vào vũ trụ những lớp sóng hấp dẫn có độ sáng chói nhất trong vũ trụ.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện thiên văn Smithsonian trước đó cho biết nếu chúng hòa vào nhau, vật liệu bao quanh các hố đen sẽ cuộn xoáy dữ dội, kết quả là một vùng bụi và khí siêu nóng được tạo thành.
Những gợn sóng trong không gian - thời gian được tạo ra khi hai hố đen sáp nhập vào nhau.
Quá trình sát nhập này còn tạo ra những gợn sóng trong không gian – thời gian.
Các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục sử dụng kính thiên văn Hubble của NASA và đài quan sát Chandra cùng sự hỗ trợ của nhiều kính thiên văn khác để theo dõi ngân hà đặc biệt này.
Ngiên cứu được công bố trên Astronomy & Astrophysics.