Cuộc 'chạy tiếp sức' của những người đoạt cả giải Nobel lẫn VinFuture 3 triệu USD do Việt Nam tổ chức

Minh Đức - Trang Đinh |

3 trong 4 chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture Grand Prize (trị giá 3 triệu USD) đã được trao cho các nhà khoa học khai sinh, phát triển công nghệ pin Lithium-ion ngày nay.

PHÁT MINH QUAN TRỌNG BẬC NHẤT THẾ KỶ 20

Sau khi những chiếc xe điện thương mại đầu tiên do Tesla sản xuất lăn bánh trên đường, người tiêu dùng khắp thế giới đã không ngừng bàn luận về những ưu thế của xe điện so với xe sử dụng động cơ đốt trong. 

Cho đến thời điểm này, có thể nói rằng xe điện đã làm xong "cuộc cách mạng". Vấn đề còn lại chỉ là thời gian để nó dần chiếm thị phần, thay thế xe dùng nhiên liệu hóa thạch. 

Câu chuyện càng trở nên thú vị hơn khi thương hiệu của Elon Musk không còn là "kẻ mạnh nhất" và "người duy nhất" nữa. Nhiều thương hiệu xe Trung Quốc đã vượt lên và đứng ở vị trí cao trên toàn cầu. Những tập đoàn xe xăng lớn nhất thế giới như Toyota, Volkswagen, BMW, hay Hyundai cũng đang nhanh chóng bắt kịp xu thế.

Dù vậy, tất cả những điều này, bao gồm cả kẻ tiên phong Tesla, sẽ khó có thể xảy ra nếu không có một nhóm người tiên phong, âm thầm tạo ra công nghệ lõi của xe thuần điện. 

Đó là công nghệ pin Li-ion.

Cuộc 'chạy tiếp sức' của 3 người đoạt cả giải Nobel lẫn giải VinFuture 3 triệu USD do Việt Nam tổ chức- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tầm quan trọng của pin lớn tới nỗi chỉ một cải tiến nhỏ trong công nghệ cũng có thể thay đổi trải nghiệm của người sử dụng, kéo theo, đôi khi là, sự thay đổi cả một chiến lược sản xuất. 

Trên thị trường, có một mẫu xe nếu sử dụng pin do SDI Samsung cung cấp có thể đi được 420 km/lần sạc, khi chuyển sang sử dụng pin do CATL cung cấp có công nghệ tân tiến hơn thì có thể đi được 471 km/lần sạc. Thực tế này khiến nhà sản xuất phải dự đoán xu hướng công nghệ pin và chọn ai làm đối tác cung cấp pin cho mình. 

Động lực ra đời của pin Li-ion là sự đòi hỏi bức thiết của phát triển bền vững, cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và bảo vệ Trái Đất. Vì thế, pin Li-ion được xem là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế kỷ 20. 

Năm 2019, Hội đồng Giải thưởng Nobel đã trao Giải Nobel Hóa học cho 3 nhà khoa học đã khai sinh và phát triển công nghệ này. 3 nhà khoa học này cũng chính là 3 trong 4 người mà VinFuture, vừa mới vinh danh. 

Cuộc 'chạy tiếp sức' của 3 người đoạt cả giải Nobel lẫn giải VinFuture 3 triệu USD do Việt Nam tổ chức- Ảnh 2.

3 nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2019.

Giải thưởng VinFuture là giải thưởng Khoa học và Công nghệ toàn cầu đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng, đồng thời là một trong những giải thường niên có giá trị lớn nhất thế giới. Mỗi năm, VinFuture trao 4 giải thưởng, gồm Giải Chính (Grand Prize) trị giá 3 triệu USD, và 3 Giải Đặc biệt trị giá 500.000 USD/giải.

VinFuture Grand Prize 2023 trao cho 4 nhà khoa học, gồm: 

• Giáo sư Stanley Whittingham (người Mỹ gốc Anh) - khởi xướng, khám phá ra nguyên lý hoạt động của pin Lithium-ion; 

• Giáo sư Rachid Yazami (Maroc) - khám phá sự xen kẽ điện hóa thuận nghịch của các ion Lithium với than chì, nhiệt động lực học của quá trình sạc lẫn xả pin; 

• Giáo sư Akira Yoshino (Nhật Bản) - tiên phong dùng muội than ở cực âm của pin Lithium-ion.

• Giáo sư Martin Andrew Green (Australia) - tiên phong phát triển công nghệ bộ phát thụ động và tiếp điểm phía sau - PERC cho pin mặt trời;

Cuộc 'chạy tiếp sức' của 3 người đoạt cả giải Nobel lẫn giải VinFuture 3 triệu USD do Việt Nam tổ chức- Ảnh 3.

Các nhà khoa học nhận Giải Chính VinFuture từ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Từ trái qua: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Giáo sư Martin Andrew Green, Giáo sư Stanley Whittingham, Giáo sư Rachid Yazami. Giáo sư Akira Yoshino.

Bên cạnh đó, lễ trao giải của VinFuture cũng đã dành ít phút để tri ân cố Giáo sư John Bannister Goodenough (Mỹ). Ông là người tiên phong phát triển oxit coban làm cực dương, giúp pin Li-ion lần đầu tiên có thể sạc lại. 

Ngoài xe điện, pin Li-ion ngày nay xuất hiện gần như ở mọi lĩnh vực khác, từ đồ gia dụng, thiết bị y tế cho đến thiết bị hàng không - vũ trụ. Thật khó để hình dung thế giới sẽ ra sao nếu một ngày thiếu đi thiết bị lưu trữ điện năng này.

BIÊN NIÊN SỬ CUỘC

CHẠY TIẾP SỨC

Khi nhìn lại những dấu mốc quan trọng nhất trong quá trình khai sinh và phát triển công nghệ pin Li-ion, ta có thể hình dung đây như một cuộc chạy tiếp sức không ngừng nghỉ. 

Các nhà khoa học miệt mài làm tốt nhất phần việc của mình và cứ một hoặc vài năm, họ có các phát kiến đột phá đan xen nhau. Khi xếp vào dòng thời gian tuyến tính, ta có thể thấy một sự nhất quán cao độ với kết quả cuối cùng là pin Li-ion sử dụng rộng rãi ngày nay.  

Cuộc 'chạy tiếp sức' của 3 người đoạt cả giải Nobel lẫn giải VinFuture 3 triệu USD do Việt Nam tổ chức- Ảnh 4.

Nữ GS vừa nhận giải thưởng hơn 12 tỷ của VinFuture: 'Làm khoa học, đừng bao giờ suy nghĩ ở một ranh giới hữu hạn'Nữ GS vừa nhận giải thưởng hơn 12 tỷ của VinFuture: "Làm khoa học, đừng bao giờ suy nghĩ ở một ranh giới hữu hạn"

Giáo sư Susan Solomon là chủ nhân Giải Đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ của Giải thưởng VinFuture mùa 3.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại