Cuộc Blitzkrieg* của Hồng quân Liên Xô
Nếu một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Liên Xô và phương Tây diễn ra vào đầu những năm 1960, chắc chắn sẽ có một kế hoạch tấn công nước Pháp.
Nhưng không như người Đức, người Liên Xô cho rằng chiến dịch quân sự sẽ chỉ diễn ra trong một tuần. Bản kế hoạch được lên vào năm 1964 của Khối hiệp ước Warsaw, được phát hiện trong một kho lưu trữ quân sự của Tiệp Khắc (cũ) đã tiết lộ điều đó.
Đây có phải là một ví dụ về sức mạnh quân sự hay chỉ là ảo tưởng? Đối với một hệ thống chính trị thực tế như Liên Xô, kế hoạch quân sự của Liên Xô dường như không tồn tại điều "kỳ diệu".
Một đơn vị bộ binh cơ giới của Hồng quân Liên Xô
Nói đơn giản hơn, tất cả những gì mà Hồng quân Liên Xô và các đồng minh Đông Âu phải làm là tiến hành cuộc tấn công ồ ạt của họ từ Tiệp Khắc, tràn qua miền nam nước Đức, vượt sông Rhine, và cuối cùng là tiến vào miền nam nước Pháp.
Cuộc đột kích khổng lồ nói trên sẽ phải hoàn thành trong khoảng bảy ngày.
Bản kế hoạch của Liên Xô được coi là rất tham vọng. Nó kêu gọi các quân đoàn 1 và 4 của Tiệp Khắc tiến qua biên giới Pháp-Đức trong mũi chính diện, trong khi Quân đoàn vệ binh (cận vệ) số 8 của Liên Xô tiến vào sườn phía bắc và Quân đội Hungaria tiến lên ở sườn phía nam.
Binh sĩ Tiệp Khắc (cũ) với súng trường tấn công Vz.58P
Lính dù sẽ chiếm giữ các đầu cầu vượt sông Neckar và sông Rhine. Các "nắm đấm" xe tăng của khối Hiệp ước Warsaw và bộ binh cơ giới đã được dự kiến sẽ vượt qua khoảng 700 dặm (1.126 km) từ Tiệp Khắc đến Besancon, nằm cách khoảng 150 dặm (241 km) về đông bắc của thành phố Lyon
Từ đó, Liên Xô có thể chia thành các mũi tấn công về phía bắc tới Thủ đô Paris và các hải cảng nằm ở eo biển Manche, hoặc phía nam tới các hải cảng nằm ở Địa Trung Hải như Marseilles.
Quãng đường từ Tiệp Khắc đến Besancon, Hồng quân sẽ phải di chuyển với tốc độ khoảng 60 dặm (gần 100 km) mỗi ngày.
Để so sánh, một trong những cuộc tiến quân nhanh nhất trong lịch sử đã được thực hiện bởi Quân đoàn Phi Châu của Tướng Đức quốc xã Rommel vào tháng 6/1942.
Các đơn vị cơ giới Đức tấn công Quân đoàn 8 của Anh và tiến quân với tốc độ 350 dặm (563 km) trong 10 ngày, hoặc 35 (56,3 km) dặm mỗi ngày. Với chiến thuật Blitzkrieg đã đè bẹp nước Pháp năm 1940, Tướng Rommel cũng chỉ tiến quân với tốc độ 85 dặm (137 km) trong 5 ngày.
Quân Đức thực hiện chiến thuật Blitzkrieg tại Pháp năm 1940
131 tên lửa và bom hạt nhân là điều kiện tối cần thiết
Có lẽ các nhà hoạch định của Moscow đã dựa vào ưu thế số lượng nhỏ so với lực lượng NATO. Một trở ngại khác là binh lính Liên Xô và Tiệp Khắc sẽ phải băng qua một chiến trường với địa hình đa dạng gồm các con sông, đồi núi và các khu dân cư.
Có thể các lực lượng không quân NATO sẽ bị "mắc kẹt" ở các chiến trường miền bắc và miền trung nước Đức để có thể can thiệp về phía nam. Khối hiệp ước Warsaw có thể sẽ chiếm ưu thế trên không và yểm trợ đường không là điều mà người Đức rất thích thú vào năm 1940.
Bộ binh cơ giới Đông Đức trong một cuộc diễn tập.
Tuy nhiên, Liên Xô có những vũ khí mà Tướng Rommel không có. Cuộc Blitzkrieg của Hồng quân sẽ được lát đường bởi một cuộc tập kích hạt nhân ngay từ đầu cuộc chiến.
Theo bản kế hoạch, "chiến dịch sẽ yêu cầu sử dụng 131 tên lửa và bom hạt nhân, cụ thể là 96 tên lửa và 35 bom hạt nhân.
Cuộc phủ đầu hạt nhân sẽ sử dụng 41 tên lửa và bom hạt nhân. Để thực thi các nhiệm vụ trước mắt sẽ yêu cầu sử dụng 29 tên lửa và bom hạt nhân. Và để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo có thể sử dụng 49 tên lửa và bom hạt nhân.
12 tên lửa và bom hạt nhân nên được giữ lại để chuẩn bị cho các tình huống diễn ra trên mặt trận".
Mặc dù có thể sử dụng cho mục đích hòa bình (phóng vệ tính Sputnik 1 vào năm 1957) nhưng tên lửa đẩy 8K71 R-7 Semyorka (Định danh NATO SS-6 Sapwood) là một tên lửa đạn đạo hạt nhân có thể mang theo một đầu đạn bom H thời kỳ đầu Chiến tranh lạnh.
Điều này có thể trở thành thực tế hay không? Điều đó có thể khẳng định nếu mọi thứ hoạt động theo đúng kế hoạch.
Tất nhiên việc các Quân đoàn 7 của Hoa Kỳ, Quân đoàn 2 của Tây Đức và Quân đoàn 1 của Pháp ngăn chặn bước tiến của Hồng quân Liên Xô, hoặc ít nhất là cầm chân họ cho đến khi tiếp viện đến là điều chưa được tính tới.
Cũng như một viễn cảnh đọ sức bên miệng các hố bom hạt nhân và bị ảnh hưởng bởi bức xạ từ vũ khí hạt nhân của cả Liên Xô và NATO không cản trở nổi các mũi tấn công và các đoàn tiếp vận...
Pháp cũng đã thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1960, và đến năm 1964, Không quân Pháp đã triển khai các máy bay ném bom hạt nhân.
Có lẽ mối đe dọa trả đũa bằng hạt nhân của Liên Xô sẽ ngăn cản Paris sử dụng vũ khí hạt nhân với Moscow.
Tuy nhiên, nếu cuộc chiến diễn ra, đa phần Châu Âu sẽ chỉ còn là các hố bom hạt nhân và Hồng quân đang di chuyển trong lãnh thổ của họ thì người Pháp cũng sẽ không ngần ngại trong quyết định tấn công.
Hoặc như người Pháp nói: "C'est Magnifique, mais ce n'est pas la guerre: c'est de la folie" (tạm dịch: Thật tuyệt vời, nhưng đó không còn là chiến tranh).
* Blitzkrieg (thường được dịch là chiến tranh chớp nhoáng) là một từ tiếng Đức mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức trong Thế chiến 2, với mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới.
Video tư liệu về quân đội Tiệp Khắc (cũ)