Cùng xuống nước nhưng người chết thì nổi, người sống thì chìm – Tại sao vậy?

Karry Trần |

Liệu bạn có giải đáp được câu hỏi đơn giản này?

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Như chúng ta đã biết, lực đẩy Ác-si-mét (Archimedes) là lực đẩy từ dưới lên khi một vật bị nhúng chìm trong chất lỏng, lực này bị phụ thuộc vào trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc, khi cơ thể con người bị rơi xuống nước, cũng sẽ có lực đẩy lên giúp cơ thể nổi lên!

Nắm được nguyên lý của lực đẩy Ác-si-mét có thể giúp chúng ta khơi gợi một vài ý tưởng cho việc tìm hiểu nguyên nhân của việc người sống dễ bị chìm khi dưới nước, còn người chết thì lại nổi lên.

Khi nào con người nổi lên?

Trong những trường hợp bình thường, phần lớn cơ thể con người được cấu tạo bởi nước, rất gần với tỷ trọng của nước, và khí trong phổi của chúng ta đóng vai trò làm cơ thể nổi lên. Vì vậy, khi ở trong nước, miễn là bạn không hoảng loạn, bạn sẽ từ từ nổi lên.

Cùng xuống nước nhưng người chết thì nổi, người sống thì chìm – Tại sao vậy? - Ảnh 1.

Lá phổi đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể nổi khi dưới nước.

Tuy nhiên, hầu hết những người chết đuối đều thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc và vùng vẫy trong nước, khi đó khí trong phổi sẽ mất dần, dẫn đến trọng lực lớn hơn lực nổi của cơ thể, và cuối cùng bị chìm và chết. Ngay cả với những người biết bơi, việc kiểm soát cảm xúc khi dưới nước là vô cùng quan trọng.

Tại sao người chết lại nổi lên?

Khi một người chết đi, cơ thể không thể duy trì một môi trường ổn định, và hệ thống miễn dịch không còn hoạt động. Sau đó vi khuẩn từ bên trong và bên ngoài cơ thể bắt đầu phá hủy tính toàn vẹn của các tế bào. Đây là một chuỗi các quá trình vật lý, hóa học và sinh học, mà chúng ta thường gọi là phân hủy.

Trong nước, vi khuẩn cũng sẽ phân hủy xác chết. Đường và protein trong ruột, mô mềm, cơ bắp và các khu vực dễ phân hủy khác của cơ thể người, bắt đầu phân hủy trong môi trường yếm khí và tạo ra các loại khí khác nhau như amoniac, hydro, metan và carbon dioxide…

Các loại khí sau khi được giải phóng không có chỗ nào thoát ra, nó chỉ có thể tụ lại bên trong cơ thể con người và khiến cơ thể không ngừng giãn nở.

Cùng xuống nước nhưng người chết thì nổi, người sống thì chìm – Tại sao vậy? - Ảnh 3.

Khi xác chết bắt đầu giãn nở từ từ và phân hủy, khí mới hình thành sẽ tạo ra sức nổi tương tự như oxy, và cuối cùng đưa xác chết trở lại bề mặt. Thể tích của cơ thể sẽ tăng lên đáng kể nhưng trọng lượng của người thì không, do đó khiến cơ thể dễ nổi hơn.

Quá trình cơ thể nổi lên trở lại trên bề mặt nước đôi khi mất vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí vài tuần.

Xác chết còn xuất hiện hiện tượng luân phiên chìm và nổi:

Khi xác chết xuất hiện trở lại, nó chứa đầy khí và thường phồng lên. Xác chết có thể vỡ ra do áp suất không khí bên trong hoặc khí có thể thoát ra theo cách bình thường.

Khi khí thoát ra, cơ thể có thể chìm lần thứ hai. Chỉ cần nó tiếp tục phân hủy và thối rữa sau khi chìm, khí sẽ lấp đầy cơ thể trở lại và lại nổi lên. Ở một mức độ nào đó, sự chìm và nổi của xác chết có thể đi vào một chu kỳ vô tận.

Bài viết tham khảo từ Sohu

#HỎI NHANH ĐÁP GỌN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại