Cùng thăm Trung Quốc, Tổng thống Pháp và lãnh đạo châu Âu được đối xử khác xa

Bình Giang |

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa thết đãi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bằng một bữa tiệc xa hoa hiếm thấy. Một số nhà phân tích cho rằng đây là một phần trong nỗ lực lôi kéo quốc gia quan trọng trong Liên minh châu Âu (EU) khỏi Mỹ.

Cùng thăm Trung Quốc, Tổng thống Pháp và lãnh đạo châu Âu được đối xử khác xa - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. (Ảnh: Reuters)

Ngày 7/4, hai nhà lãnh đạo cùng thăm miền Nam Trung Quốc. Tổng thống Macron dùng trà với Chủ tịch Tập trong ngôi nhà cũ của cha ông ở thành phố Quảng Châu, thủ phủ kinh tế và sản xuất của tỉnh Quảng Đông.

Hiếm khi thấy ông Tập tiếp khách nước khách nước ngoài theo cách như vậy. Các nhà ngoại giao cho rằng cách thết đãi này cho thấy tầm quan trọng mà Bắc Kinh đặt vào mối quan hệ với một thành viên quan trọng của EU, trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ để chống lại điều mà ông Tập gọi là “sự ngăn chặn, bao vây và đàn áp toàn diện” của Mỹ.

“Tất cả các chiến dịch ngoại giao của Trung Quốc đều trên nền tảng quan hệ Mỹ - Trung… vì thế, nỗ lực với bất kỳ quốc gia nào, nhất là các nước tầm trung hoặc cường quốc như Pháp đều là để đối phó với Trung Quốc”, Zhao Suisheng, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc và chính sách đối ngoại tại ĐH Denver (Mỹ), nhận xét.

Noah Barkin, một nhà phân tích tại viện nghiên cứu Rhodium Group, cho rằng mục tiêu lớn nhất của Trung Quốc là ngăn châu Âu phối hợp chặt chẽ hơn với Mỹ.

“Về điều này, ông Macron có lẽ là đối tác quan trọng nhất của Bắc Kinh ở châu Âu”, ông Barkin nhận định. Ông Macron được các nhà ngoại giao đánh giá là người thúc đẩy phần lớn các chính sách lớn của EU.

Ông Macron thăm Trung Quốc cùng thời điểm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Cả hai đều thúc ép Trung Quốc về vấn đề Ukraine, nhưng không tạo ra được thay đổi công khai nào về quan điểm của ông Tập.

Tuy nhiên, ông Macron được đối đãi trọng thị hơn cả.

Bà Von der Leyen đôi khi trông có vẻ cô đơn ở Bắc Kinh, khi chỉ được chào đón khiêm tốn ở sân bay và không được mời dự một số sự kiện cấp nhà nước cùng hai ông Tập và Macron.

Thời báo Hoàn cầu viết trong bài xã luận đăng ngày 7/4: “Điều rõ ràng với tất cả mọi người là việc trở thành chư hầu chiến lược của Washington là đi vào ngõ cụt. Đưa quan hệ Trung – Pháp trở thành cầu nối cho hợp tác giữa Trung Quốc với châu Âu sẽ có lợi cho cả hai bên và cả thế giới”.

Theo Reuters

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại