Tết Đoan Ngọ là ngày Tết truyền thống ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản… Tại Việt Nam, đây được coi là ngày "Tết giết sâu bọ" để bảo vệ cây trồng. Giờ cúng Tết Đoan ngọ của mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể không giống nhau. Tuy nhiên, quan niệm truyền thống cho rằng cúng vào giữa trưa là chuẩn nhất.
Một tên gọi khác của Tết Đoan ngọ là Tết Đoan dương, trong đó "đoan" là mở đầu, "ngọ" chỉ giờ ngọ - chín trưa, "dương" chỉ khí dương – ngược với âm. Thời điểm này mở đầu cho những này nóng nhất trong năm, gần hoặc có năm trùng với ngày hạ chí.
Theo cách nói của phương Đông, dương khí trong những ngày này lên cao nhất ở cả trời đất và trong cơ thể con người. Giờ Ngọ chính là thời điểm dương khí cao nhất trong ngày Tết Đoan ngọ. Vì vậy, việc cúng Tết Đoan ngọ sẽ được thực hiện trong khoảng từ 11-13h ngày 5/5 âm lịch.
Quan niệm truyền thống cho rằng cúng vào giữa trưa, từ 11-13h là chuẩn nhất. Ảnh minh họa
Tết Đoan ngọ là lúc tiết trời nóng bức nhất, cũng là khoảng thời gian chuyển mùa, sâu bọ và côn trùng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng. Người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.
Quan niệm xưa cho rằng trong cơ thể con người, đặc biệt là bộ phận tiêu hóa thường có sâu bọ ẩn sống, nếu không diệt trừ thì chúng sẽ sinh sôi ngày càng nhiều, gây hại cho người. Thế nhưng, loại sâu bọ này chỉ lộ diện vào ngày 5/5 âm lịch nên phải làm lễ diệt sâu bọ vào ngày này.
Cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng Tết Đoan ngọ?
Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền, đồ cúng lễ có những món khác nhau nhưng về cơ bản thường có hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại trái cây, bánh gio, thịt vịt, xôi, chè.
Người dân có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp. Cách trừ sâu bọ trong người như sau: Sáng ngủ dậy không được đặt chân xuống đất phải súc miệng 3 lần cho sạch sâu bọ, tiếp đó ăn một quả trứng vịt luộc. Tiếp đó, bước chân ra khỏi giường, ăn một bát rượu nếp cho sâu bọ say rồi ăn trái cây cho sâu bọ chết.