Cùng GS. TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc BV Phụ sản TW chuẩn bị kiến thức khi bước vào trận chiến vô sinh, hiếm muộn

Hoàng Yến |

Điều trị vô sinh hiếm muộn chưa bao giờ là hành trình suôn sẻ với cả bệnh nhân và bác sỹ. GS. TS Nguyễn Đức Vy - Nguyên Giám đốc BV Phụ sản TW đã có những chia sẻ, trăn trở rất đời về trận chiến đầy cam go này.

Người ta thường nhắc cụm từ "vô sinh hiếm muộn" nhưng GS có thể giúp độc giả và bệnh nhân phân biệt vô sinh và hiếm muộn một cách đơn giản và dễ hiểu nhất được không ạ?

Vô sinh được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng sau thời gian chung sống một năm, quan hệ tình dục đều đặn trung bình 2-3 lần/tuần và không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào mà người vợ vẫn không có thai. Vô sinh được chia ra: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát (vô sinh 1 và vô sinh 2)

Một cặp vợ chồng gọi là vô sinh nguyên phát (vô sinh 1) nếu trong tiền sử họ chưa có thai lần nào. Nhưng nếu trong tiền sử họ đã có ít nhất một lần mang thai, sanh sẩy hoặc phá thai kế hoạch, rồi quá thời hạn một năm sau đó muốn có thai mà vẫn không có thai trở lại gọi là vô sinh thứ phát (vô sinh 2)

Hiếm muộn là từ ngữ dân gian nói về một cặp vợ chồng chung sống với nhau nhưng chưa có con hoặc đẻ ít, đẻ thưa… không rõ nguyên nhân mặc dù hai vợ chồng vẫn quan hệ tình dục bình thường và không sử dụng biện pháp tránh thai.

Trong quan niệm của nhiều người, khi nhắc tới vô sinh là mặc định nghĩ ngay đến nguyên nhân ở người vợ. Với tư cách là một người làm khoa học đồng thời trực tiếp chữa trị cho rất nhiều trường hợp vô sinh, xin giáo sư cho biết thêm về quan niệm này và sự chênh lệch giữa tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ.

Nguyên nhân vô sinh có thể xuất phát từ người vợ hoặc người chồng hoặc do cả vợ và chồng, hoặc có khi không rõ nguyên nhân. Ở người vợ có thể do viêm tắc dính tử cung, vòi tử cung; do nội tiết không bình thường; hay do bị buồng trứng đa nang… 

Ở người chồng có thể do các yếu tố bẩm sinh,; do chất lượng và số lượng tinh trùng (yếu, dị dạng…); do tinh hoàn… Khi về công tác ở Bệnh viện Phụ sản TW mà trước tên là Viện bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh, tôi nhận thấy tỷ lệ vô sinh nữ có cao hơn một chút, nữ là khoảng 48% và nam là khoảng 42%.

Khi bắt đầu bước vào cuộc chiến vô sinh, theo giáo sư, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần chuẩn bị điều gì đầu tiên và quan trọng nhất?

Tâm lý chính là điều đầu tiên và quan trọng nhất. Không chỉ người vợ hay người chồng mà cả các thành viên trong gia đình cần phải bình tĩnh và thông cảm cho nhau. Tránh những hiện tượng tâm lý tiêu cực như trách móc, đay nghiến, đổ lỗi hay thậm chí đòi người trong cuộc phải ly hôn. Chính tâm lý căng thẳng, áp lực từ nhiều phía sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị.

Giáo sư có thể "bật mí" điều mà giáo sư thường nhắc đi nhắc lại với các bệnh nhân của mình không ạ?

Tôi thường nhắn nhủ với bệnh nhân của mình một điều: Đặc biệt tin tưởng, tôn trọng ý kiến của thầy thuốc trong điều trị, coi đó là y lệnh. Bởi vô sinh hiếm muộn đòi hỏi sự kiên trì, không được nóng vội và phải tin tưởng vào phương pháp mình đang được điều trị. 

Không có phương pháp nào là 100% cả, tỷ lệ thành công cao nhất cũng chỉ đạt 25-30%với thụ tinh trong ống nghiệm, đôi khi lên đến 35% đối với các kĩ thuật mới. Thế nên người ta hay nói bệnh là phải gặp thầy gặp thuốc là thế.

Vẫn biết là bác sỹ phải giữ vững lý trí và không được để cảm xúc lấn át khi chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân. Nhưng, hàng ngày tiếp xúc với bệnh nhân vô sinh hiếm muộn, mỗi bệnh nhân là một câu chuyện chưa vui, chắc giáo sư cũng có không ít trăn trở?

Mỗi lần nhìn ánh mắt trông ngóng, mong mỏi như đặt hết niềm tin, giao phó hết trách nhiệm và niềm hi vọng vào bác sĩ của những cặp vợ chồng bị vô sinh hiếm muộn khi tới thăm khám, tôi tự nhủ phải làm sao tốt nhất để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất giúp họ thỏa mãn thỏa mãn khao khát tiếng cười trẻ thơ.

Bên cạnh những phương pháp hiện đại điều trị vô sinh hiếm muộn, hiện có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị, đặc biệt hơn là sản phẩm kết hợp giữa Đông y và Tây y. Giáo sư có thể cho ý kiến về những sản phẩm này được không ạ?

Bản thân tôi rất thích phương pháp điều trị kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền mà chúng ta vẫn nôm na gọi là Đông Tây y kết hợp. Trong quá trình công tác của mình, có rất nhiều trường hợp kể cả phẫu thuật chúng tôi cũng kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền trong điều trị và đạt được thành công trên cả mong đợi. 

Và điều đặc biệt là các sản phẩm đó đã kế thừa triết lý ở trên và có tác dụng với cả nam và nữ trong quá trình hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn, giúp phát triển noãn, miễn dịch, nội tiết ở nữ giới và đặc biệt tăng cường sức khỏe tinh trùng ở nam giới.

Là một trong những người cố vấn trực tiếp cho sản phẩm cũng như đề tài nghiên cứu sản phẩm Linh Tự Đan – hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn tại bệnh viện Phụ Sản Trung Ương, GS có thể kể ra một vài câu chuyện vui liên quan đến sản phẩm được chính bệnh nhân chia sẻ không ạ?

5

Bệnh nhân gửi thư, gọi điện hay gặp trực tiếp báo tin vui về cho tôi rất nhiều. Cho đến tận bây giờ, hạnh phúc của bệnh nhân cũng là niềm hạnh phúc của tôi. Tôi chẳng mong cầu gì, chỉ mong giúp được nhiều hơn nữa các cặp vợ chồng chẳng may bị vô sinh hiếm muộn thỏa mãn khao khát được làm bố làm mẹ khi sức khỏe còn cho phép.

Xin cảm ơn giáo sư và chúc giáo sư nhiều sức khỏe!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại