S&P Global nhận định, khu vực ASEAN được kỳ vọng sẽ vẫn là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ tới. Trong đó, Indonesia, nền kinh tế lớn nhất ASEAN, sẽ trở thành một trong những thị trường mới nổi hàng đầu thế giới trong thập kỷ tới, với quy mô GDP dự báo sẽ tăng từ 1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2022 lên 4,1 nghìn tỷ USD vào năm 2035.
Không chỉ có Indonesia, theo các chuyên gia của S&P Global, Việt Nam và Philippines cũng là những quốc gia sẽ gia nhập hàng ngũ các thị trường mới nổi lớn nhất thế giới vào năm 2035. Trong khi đó, Malaysia dự kiến sẽ trở thành một trong những nền kinh tế tiên tiến của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tính theo GDP bình quân đầu người, với GDP bình quân đầu người dự kiến đạt khoảng 26.000 USD vào năm 2035
Tăng trưởng GDP của Philippines trong quý 2 cao hay thấp so với Việt Nam?
Theo số liệu mới nhất được Cơ quan Thống kê Philippines công bố, nền kinh tế Philippines ghi nhận tăng 6,3% trong quý 2 trong bối cảnh Chính phủ quốc gia này tăng chi tiêu. Theo đó, kết quả tăng trưởng GDP của Philippines trong quý 2 đã vượt mức dự báo trong cuộc thăm dò ý kiến các nhà kinh tế của Reuters và cao hơn mức 5,8% trong quý 1/2024.
Báo cáo cho biết, trong quý 2/2024, chi tiêu của Chính phủ Philippines ghi nhận tăng 10,7% nhờ các dự án cơ sở hạ tầng, nâng cấp thiết bị quốc phòng và chuẩn bị cho cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 2025 sắp tới. Trong khi đó, chi tiêu hộ gia đình, lĩnh vực vốn chiếm 70-80% GDP của quốc gia này, chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bộ trưởng Kế hoạch Kinh tế Xã hội Philippines, ông Arsenio Balisacan cho biết, mặc dù có tốc độ tăng trưởng GDP ghi nhận cao nhất trong 5 quý gần đây, chi tiêu hộ gia đình trong giai đoạn này "tăng trưởng không mạnh như mong đợi" vì người tiêu dùng cảm thấy tác động chậm lại từ việc tăng lãi suất và lạm phát cao.
Nikkei Asia nhận định,
Trước khi công bố số liệu quý, Cơ quan Thống kê Philippines đã điều chỉnh tỷ lệ tăng trưởng tháng 1-tháng 3 lên 5,8% vào thứ Tư, tăng so với mức 5,7% đã công bố trước đó, dựa trên các điều chỉnh tăng trong hoạt động tài chính và doanh số bán buôn và bán lẻ, cùng với các yếu tố khác.
Tăng trưởng GDP trung bình của Philippines trong hai quý vừa qua đạt 6%. Nếu tiếp tục như vậy, nền kinh tế có thể đạt mục tiêu của chính phủ là 6-7% trong năm nay. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam trong quý 2/2024 tăng trưởng ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước, chỉ thấp hơn tốc độ tăng 7,99% của quý 2/2022 trong giai đoạn 2020-2024.
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,34%, đóng góp 5,36% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,29%, đóng góp 45,73%; khu vực dịch vụ tăng 7,06%, đóng góp 48,91%.