Cũng đón Tết âm lịch như nước ta nhưng người Trung Quốc lại làm những việc này vì nhiều ý nghĩa đặc biệt

IMACHO |

Người Trung Quốc có truyền thống treo chữ ngược, thường dọn dẹp nhà cửa vào ngày 28/12 âm lịch.

Dọn dẹp nhà cửa vào ngày 28/12 âm lịch

Dọn dẹp nhà cửa là hoạt động không thể thiếu trong công tác chuẩn bị đón Tết ở khắp mọi nơi. 

Ở Trung Quốc, hầu hết mọi người chọn ngày 28/12 âm lịch làm "ngày dọn dẹp", đây là truyền thống từ xa xưa được thế hệ sau lưu giữ đến tận ngày hôm nay. 

Trong suốt 3 ngày đầu năm mới, người Trung Quốc cũng hạn chế quét nhà vì sợ sẽ lỡ tay mà quét đi phúc lộc đầu năm.

Dán câu đối, treo chữ

Tết đến, người Trung Quốc chọn trang trí nhà cửa bằng những câu đối được viết bằng chữ thư pháp trên nền giấy màu đỏ, cầu mong tài lộc và phước lành đến trong suốt cả năm. 

Ngoài ra, treo chữ cũng là phong tục không thể thiếu trong dịp vui này. Thông thường mọi người sẽ chọn chữ phúc để dán lên cửa nhưng là dán ngược.

Cũng đón Tết âm lịch như nước ta nhưng người Trung Quốc lại làm những việc này vì nhiều ý nghĩa đặc biệt - Ảnh 1.

Điều này bắt nguồn từ một điển tích thời vua Chu Nguyên Chương. 

Hoàng thượng vì muốn dân chúng tung hô mình nên ban lệnh tất cả mọi người phải treo mảnh giấy đỏ chữ phúc trên cửa nhà với ý nghĩa chúc hoàng thượng luôn được hạnh phúc. 

Sau đó, Chu Nguyên Chương lên đường đi điều tra thì phát hiện chỉ có một số gia đình chấp hành, thậm chí có nơi lại còn treo ngược chữ phúc. 

Quá tức giận ông bèn ra lệnh chém đầu những hộ không treo chữ phúc, nhưng lại không biết xử lý thế nào với các gia đình treo chữ ngược.

Cũng đón Tết âm lịch như nước ta nhưng người Trung Quốc lại làm những việc này vì nhiều ý nghĩa đặc biệt - Ảnh 2.

Giữa lúc ấy, một vị đại thần bật cười, buông lời khen ngợi các hộ treo chữ ngược kia. 

Bị hoàng thượng tra hỏi, ông giải thích rằng đảo (treo ngược) đồng âm với từ đáo (tới), phúc đảo (phúc lộn ngược) cũng có nghĩa là phúc đáo (phúc tới), người dân cũng là muốn gửi lời chúc đến bậc đế vương mà thôi. 

Chu Nguyên Chương nghe vậy rất hài lòng, ra lệnh ban thưởng cho vị đại thần. Từ đó, phong tục treo chữ phúc ngược với ý nghĩa phúc tới ra đời và được người Trung Quốc lưu giữ đến tận ngày nay.

Mua cây, hoa chưng ngày Tết

Cũng giống như nước ta, người Trung Quốc cũng trang hoàng nhà cửa bằng những chậu cây, chậu hoa đầy màu sắc, chủ yếu là 4 loại:

- Cây quýt: Trong tiếng Quảng Đông, quýt được phát âm gần giống với chữ may mắn nên người Trung Quốc cũng quan niệm đầu năm trưng loại cây này có thể mang đến nhiều phước lộc xuyên suốt 12 tháng.

- Nụ tầm xuân: Thông thường mọi người sẽ chuộng mua nụ tầm xuân màu vàng và trắng đại diện cho vàng, bạc.

Cũng đón Tết âm lịch như nước ta nhưng người Trung Quốc lại làm những việc này vì nhiều ý nghĩa đặc biệt - Ảnh 3.

- Anh đào: Sắc hồng nhẹ nhàng của hoa anh đào cũng được xứ sở tỷ dân ưa chuộng, nó đại diện cho sự yêu thương và mối quan hệ tốt đẹp.

- Hoa thủy tiên: Màu vàng sặc sỡ của loài hoa xinh đẹp này tượng trưng cho tài lộc và tiền bạc sẽ kéo đến cho gia chủ.

Món ăn ngày Tết

Tết là dịp các thành viên trong nhà tụ họp sau 1 năm bôn ba khắp nơi làm việc cật lực. Vậy nên nhân dịp mọi người quây quần, bữa ăn gia đình là không thể thiếu. 

Các món ăn ngày Tết đối với người Trung Quốc không chỉ chú trọng chất lượng mà còn được lựa chọn kỹ lưỡng vì ý nghĩa đặc biệt:

- Cá: Trong tiếng Trung Quốc, cá được phát âm gần giống với từ dư, thừa vậy nên món ăn này mang ý nghĩa sẽ mang đến thật nhiều tiền tài, phước lộc.

- Sủi cảo: Bánh bao là món ăn truyền thống lâu đời gắn liền với truyền thống ngày Tết của Trung Quốc. 

Vào dịp này, bánh bao sẽ không nặn theo hình tròn như thông thường mà được làm thành sủi cảo với hình dạng tương tự như nén vàng, nén bạc ngày xưa thể hiện sự giàu có, nhiều tiền, nhiều bạc.

Cũng đón Tết âm lịch như nước ta nhưng người Trung Quốc lại làm những việc này vì nhiều ý nghĩa đặc biệt - Ảnh 4.

- Chả giò: Ở hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc, chả giò là món ăn không thể thiếu trên bàn tiệc ngày Tết. Với hình dạng tròn, dài, các cuốn chả giò khiến mọi người liên tưởng đến các thỏi vàng ngày xưa.

- Bánh tổ: Người Trung Quốc quan niệm bánh tổ mang ý nghĩa "không ngừng tăng lên, năm sau nhiều hơn năm trước". Sự tăng lên này có thể là công việc suôn sẻ, địa vị thăng tiến và tiền bạc dồi dào.

Cũng đón Tết âm lịch như nước ta nhưng người Trung Quốc lại làm những việc này vì nhiều ý nghĩa đặc biệt - Ảnh 5.

- Chè trôi nước: Chúng ta đều biết đây là món tráng miệng phổ biến đối với người Trung Quốc vào dịp Tết trung thu vì ý nghĩa đoàn viên của nó. 

Vậy nên ngày Tết, nhiều gia đình cũng chuộng ăn chè trôi nước, ăn mừng dịp cả nhà sum vầy, vui vẻ bên nhau.

- Mì trường thọ: Cái tên cũng nói lên ý nghĩa của món ăn này. Mì trường thọ tượng trưng cho lời chúc sức khỏe và sống thọ vào dịp đầu năm mới, nhất là dành cho bậc trưởng bối.

(Nguồn: Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại