Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng: Gia chủ dâng mâm cao cỗ đầy nhưng nhất định phải có điều này

Minh Anh |

Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình, mâm cúng có thể lớn hoặc nhỏ, không có quy định cụ thể.

Từ xưa, dân gian vẫn lưu truyền câu nói "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Có thể nói, đây được coi là một nghi lễ quan trọng và cần thực hiện một chu đáo, cẩn thận. Bởi đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm, cũng là lời cầu chúc cho một năm an yên và hạnh phúc.

1. Vì sao "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"?

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, người ta quan niệm rằng việc cúng lễ vào Rằm tháng Giêng mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, như một sự khởi đầu may mắn và tốt lành cho cả năm mới.

Về nguồn gốc của Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên Tiêu, dân gian có nhiều giải thích. Có truyền thuyết cho rằng, Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Lại có ý kiến cho rằng, Rằm tháng Giêng bắt nguồn từ hoạt động của Phật giáo, vào ngày này chư Tăng tập trung đông đủ để nghe Phật thuyết Pháp. Những người theo đạo Phật dùng ngày này để tưởng nhớ đức Phật... Nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Dưới đây là một số quan niệm về ngày Rằm tháng Giêng phổ biến:

- Ngày Vía Phật: Đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm, là thời điểm để cầu nguyện và mong muốn nhận được may mắn và bình an.

- Ngày Tết Nguyên tiêu: Quan niệm này liên quan đến truyền thống văn hóa, ngày này còn gắn liền với những hoạt động văn hóa như ngâm thơ, ngắm trăng, thắp hương tại các ngôi chùa.

- Ngày Rằm đầu tiên dành cho tổ tiên: Người Việt thường dâng lễ lên tổ tiên trong gia đình, bày tỏ lòng biết ơn và mong muốn một năm mới an lành, thịnh vượng.

2. Gợi ý mâm cúng Rằm tháng Giêng

Mâm cúng Rằm tháng Giêng thường rất đa dạng và phong phú, bao gồm:

- Mâm cỗ chay: Dùng để cúng Phật, thường có các loại hoa quả tươi, chè xôi, bánh trôi nước để cầu mong mọi sự thuận lợi và trôi chảy.

- Mâm cỗ mặn: Dùng để cúng gia tiên, bao gồm các món như thịt gà, xôi gấc, bánh chưng, cùng với các món ăn truyền thống khác như canh măng, nem rán, giò chả.

- Lễ vật khác: Hoa tươi, nến, vàng mã, trầu cau, rượu... tùy quan niệm của gia chủ.

Tùy theo vùng miền, lễ vật và các món ăn trên mâm cúng Rằm tháng Giêng có khác biệt. Nghệ nhân ẩm thực dân gian Phạm Thị Ánh Tuyết (Hà Nội) lưu ý, việc bày biện mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng căn cứ vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình và phong tục tập quán vùng miền. Mâm lễ to hay nhỏ không quan trọng bằng sự thành tâm.

3. Những điều cần tránh khi cúng Rằm tháng Giêng

Trong quá trình cúng Rằm tháng Giêng, một số điều kiêng kỵ cần được tuân thủ như:

- Phân biệt rõ giữa mâm lễ chay và mâm lễ mặn, tránh việc dâng mâm mặn trên bàn thờ Phật.

- Tránh sử dụng hoa và quả giả trong mâm cúng vì thiếu sự chân thành và tôn trọng.

- Không nên dùng đồ cúng đã hỏng hoặc ôi thiu, bởi đó là biểu hiện của sự thiếu chu đáo và không tôn trọng các nghi lễ tâm linh.

- Gia chủ cần mặc trang phục chỉnh tề, gọn gàng khi thực hiện lễ cúng.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Tổng hợp


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại