Cụm TSB Mỹ không đủ khả năng tự bảo vệ chứ chưa nói tới tấn công Iran?
Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln vẫn đang tiến về phía Vịnh Ba Tư, tuy nhiên sau khi vượt qua kênh đào Suez các thông tin của Cụm tác chiến rất hạn chế mặc dù thông qua ngoại giao có thể thấy rõ những mục đích thực sự của giới chính trị gia Mỹ.
Theo trang mạng topwar.ru, hiện tại USS Abraham Lincoln chỉ có 5-6 tàu hộ vệ, đã từ lâu Hoa Kỳ không có một Cụm tác chiến tàu sân bay đúng nghĩa chứ chưa nói tới "thời đại hoàng kim" của tàu sân bay khi một biên đội tàu sân bay tấn công phải có tối thiểu 16-17 tàu hộ tống.
Nếu người Mỹ đang tính tới khả năng những hành động quân sự thực sự sẽ xảy ra, thì đội tàu hộ tống "Abraham Lincoln" sẽ phải có không dưới 5 khu trục hạm.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln cung cấp khả năng cất cánh cho nhiều loại máy bay Mỹ (bao gồm cả Máy bay tàng hình F-35C).
Chúng ta nên chờ đợi thêm thông tin 2-3 chiếc Khu trục hạm Lớp "Arleigh Burke", hoặc có thể là Tuần dương hạm mang tên lửa "Ticonderoga" gia nhập Cụm tác chiến này.
Đương nhiên, tin tức này sẽ "châm ngòi" cho những cuộc tranh luận, mà trong đó phải kể đến các ý kiến liên quan tới việc so sánh tiềm lực của Không quân Iran với phi đội máy bay của USS Abraham Lincoln.
Liệu các máy bay cất cánh từ tàu sân bay USS Abraham Lincoln có thể tiêu diệt không quân Iran hay không hay hoàn toàn chỉ là "hổ giấy"?
Khu trục hạm lớp Arleigh Burke của Mỹ.
Nhưng lịch sử không quân Iran lại là một câu chuyện bi hài
Cho tới năm 1979, mọi thứ liên quan tới lực lượng không quân của Iran đều có vẻ ổn. Người Mỹ từng đứng ra hỗ trợ họ khi cung cấp cho lực lượng không quân của quốc gia này những khí tài không quân hiện đại nhất vào thời bấy giờ.
Các khí tài bao gồm các tiêm kích hạng nặng F-14A "Tomcat" (xếp ngang hàng với MiG-25 và MiG-31 của Nga), các tiêm kích tấn công đa mục tiêu F-4D/E "Phantom" và tiêm kích hạng nhẹ F-5E/F "Tiger".
F-14A "Tomcat" của Iran.
Như vậy, Không quân Iran được trang bị các máy bay chiến thuật hiện đại và đã được chứng minh là hiệu quả.
Ngoài ra người Mỹ còn cung cấp cho Iran máy bay tuần tra P-3F "Orion", máy bay vận tải quân sự C-130H "Hercules",máy bay vận tải và tiếp nhiên liệu dựa trên khung sườn của Boeing 707 và 747.
Cuối cùng đương nhiên người Mỹ còn hỗ trợ đào tạo các phi công để đáp ứng khả năng điều khiển dàn khí tài nói trên.
Tuy nhiên, sau khi Cách mạng Hồi giáo thành công tất cả mọi thứ biến thành tro bụi.
Người Mỹ dù hoàn toàn ủng hộ Iran, nhưng cũng không dám liều lĩnh dùng vũ lực để bảo vệ cho Shah (Vua) Iran, bởi vì những hành động vi phạm nhân quyền thường xuyên xảy ra dưới thời Shah.
Đương nhiên, không một ai ở Mỹ lại có ý tưởng muốn "kết bằng hữu" với các phần tử Cách mạng Hồi giáo, cho nên ngay lập tức Mỹ triển khai cấm vận Iran.
C-130H của Iran.
Và hệ quả đã xảy ra, Iran vẫn sở hữu phần lớn khí tài không quân của Mỹ, nhưng vì không có ngành công nghiệp hàng không phát triển nên họ đã không thể duy trì dàn máy bay này với các phụ tùng cần thiết và công tác duy tu một cách có chất lượng.
Iran cũng không thể bổ sung các tên lửa phòng không từng mua từ Mỹ.
Không quân đã quay súng chống lại Shah trong Cách mạng Hồi giáo, tuy nhiên do một số lãnh đạo lực lượng đã từng giữ vị trí cao dưới thời Shah.
Và điều này đã quá đủ để Cách mạng Hồi giáo coi lực lượng Không quân là "không đáng tin cậy về chính trị" và thực hiện một "cuộc thanh trừng lớn" làm thiệt hại rất nhiều các phi công từng được đào tạo bài bản. Còn phi công mới thì không biết đào tạo ở đâu.
Cho tới Chiến tranh Iran-Iraq (1980 đến 1988) thì lực lượng không quân của Iran ngày càng gặp nhiều khó khăn. Dù vẫn còn hàng trăm máy bay, nhưng họ không biết sửa chữa và bảo dưỡng ở đâu, còn số lượng phi công cũng không có đủ.
Trong thời gian này, không quân Iran đã thể hiện ưu thế rõ rệt của mình trước Iraq, Iran triển khai không kích tốt hơn và thiệt hại trong những trận không chiến ít hơn nhiều so với đối thủ.
Bất chấp lợi thế nói trên, Iran cũng vẫn không thể đập tan không quân Iraq và giành được ưu thế trên không và nhanh chóng gặp phải những thiệt hại phi chiến đấu.
Tiêm kích F-7M "Thành Đô" của Iran.
Tính đến đầu năm 1983, tỷ lệ các máy bay còn khả năng chiến đấu của Iran chỉ không quá 25% số lượng hiện có. Số còn lại muốn cất cánh cần phải đại tu và kết cục thường là bị tháo tung ra để lấy phụ tùng cho những chiếc khác.
Như vậy, tính đến cuối năm 1988, không quân Iran hoàn toàn "chết lâm sàng". Không máy bay, Không đào tạo phi công mới, không phụ tùng thay thế và không có đạn dược. Đương nhiên thực tế này là không thể chấp nhận.
Năm 1990, Iran mua của Liên Xô 12 chiếc Su-24MK, 18 chiếc MiG-29 và 6 chiếc MiG-29UB, ngoài ra họ còn mua của Trung Quốc một số F-7M (bản sao MiG-21).
Nhưng ngay sau đó, Iran đã nhận được món quà hậu hĩnh. Năm 1991 khi Chiến dịch "Bão táp sa mạc" diễn ra, một phần đáng kể máy bay của không quân Iraq đã chạy sang Iran để tránh bị oanh tạc bởi không quân liên quân.
Iran đã không trả những máy bay nói trên và coi đó là khoản bồi thường chiến tranh Iran-Iraq đầy bất ngờ nhưng cũng không kém phần dễ chịu. Thực ra, câu hỏi về việc Iran sở hữu các phi công được huấn luyện để điều khiển những máy bay này hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
MiG-29UB của Iran.
Hiện trạng lực lượng không quân Iran
Rất khó để đánh giá về không quân Iran ở hiện tại. Quan trọng nhất là số lượng máy bay hiện có trong lực lượng không quân Iran là hoàn toàn không chính xác và sau đó là không rõ chiếc nào có thể cất cánh, chiếc nào chỉ để "làm cảnh".
Theo đánh giá trong khuôn khổ bài viết, tỷ lệ ước tính máy bay còn khả năng chiến đấu của Iran là F-14A "Tomcat" (40%) F-4D/E "Phantom" (50%) F-5E/F "Tiger" (60%).
Căn cứ từ những số liệu có được, dường như các máy bay của Liên Xô và Trung Quốc có hiện trạng kỹ thuật tốt nhất và tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu chiếm tới 80%.
Căn cứ từ những thông tin nêu trên, có thể xác định số lượng các máy bay còn khả năng chiến đấu của lực lượng không quân Iran như sau:
02 F-14A "Tomcat", 29 MiG-29A/U/UB, 05 Dassault Mirage F1 (Thu được của không quân Iraq), 30 HESA Azarakhsh, 05 HESA Saeqeh, 32 F-7M.
HESA Azarakhsh và HESA Saeqeh là niềm tự hào của lĩnh vực công nghiệp hàng không Iran, khi làm chủ được việc sản xuất các máy bay tiêm kích tương tự F-5E/F "Tiger".
HESA Azarakhsh của Iran.
Iran đương nhiên khẳng định rằng phiên bản do họ sản xuất tốt hơn so với nguyên mẫu. Nhưng công nghiệp hàng không Iran mới tiến những đầu tiên nên các máy bay do họ sản xuất chỉ là những bản copy của những máy bay lỗi thời ở thời điểm hiện tại.
F-7M được coi là phiên bản "nhái" MiG-21 của Trung Quốc, tất nhiên máy bay 60 năm tuổi này đã từng ghi nhiều dấu ấn trong lịch sử, nhưng phiên bản này chắc chắn không thể bằng bản gốc và đã lỗi thời.
Còn đạn dược thì sao? Có một tin tốt là Iran đã mua tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 của Nga.
Vào thời kỳ hoàng kim cuối thế kỷ 20, R-73 hoàn toàn có thể được mệnh danh là "tên lửa đối không tầm ngắn tốt nhất". Hiện nay, dù "phong độ đỉnh cao" đã qua, nhưng nó vẫn là vũ khí đáng gờm trong không chiến, với khả năng bắn hạ hiệu quả mọi mục tiêu trên không.
F-14A Iran trang bị tên lửa AIM-7 "Sparrow".
Iran đã hoàn thành dây chuyền sản xuất "Fattar", tên lửa điều khiển không đối không tầm ngắn ngắm bắn hồng ngoại, nhưng tính năng của nó không được tiết lộ.
Có thể đó là phiên bản sao chép của R-73, nhưng khó mà có thể tốt hơn R-73. Ngoài ra, không loại trừ việc Iran vẫn còn sở hữu tên lửa "Sidewinder" đã cũ.
Iran cũng có các tên lửa tầm trung. Đó có thể là AIM-7 "Sparrow" và tên lửa R-27 của Liên Xô.
Cả hai đều đã lỗi thời, còn các tính năng kỹ-chiến thuật của chúng thì người Mỹ lại nắm rõ như lòng bàn tay, cho nên việc chuẩn bị các phương tiện áp chế điện tử chống lại những tên lửa này là điều không khó.
Tuy nhiên, người Iran còn có một vũ khí quan trọng đó là tên lửa không chiến tầm trung độc nhất vô nhị. Người Mỹ từng cung cấp các tên lửa tầm xa có điều khiển "Phoenix" đi cùng với những máy bay "Tomcat" (khoảng 280 quả).
Nhiều khả năng "Phoenix" đã không còn có thể sử dụng được, nhưng Iran bị hấp dẫn bởi ý tưởng đó và đã lấy tên lửa phòng không tổ hợp "Hawk" và tích hợp để có thể phóng từ F-14A trở thành loại vũ khí vô cùng độc đáo.
Tên lửa Hawk được trang bị trên F-14A Iran.
Loại tên lửa này có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không ở khoảng cách lên tới 42km. Tuy nhiên điểm yếu nhất chính là tổ hợp "Hawk" được sản xuất vào thập niên 60, hiện đã quá lỗi thời.
Iran có rất nhiều tiêm kích: 173 chiếc, trong đó nhiều khả năng có tới 125 chiếc cất cánh được. Nhưng trong số này, chỉ có F-14A "Tomcat" thực sự còn khả năng chiến đấu, vì người Iran được huấn luyện để điều khiển chúng và họ từng cùng chúng lâm trận.
Ngoài ra là các máy bay MiG-29A, nhưng chỉ khi Iran có đủ phi công có thể điều khiển chúng chiến đấu. Các máy bay này tất nhiên sẽ thất thế trước những máy bay F/A-18 "Hornet" và F-18 "Super Hornet" cất cánh từ USS Abraham Lincoln.
(Còn tiếp)
Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln dự kiến qua kênh đào Suez ngày 30/5, tuy nhiên người Mỹ đã quyết định di chuyển sớm hơn để lực lượng Houthi tại Yemen không thể kịp lắp ráp tên lửa chống hạm Khalije-Fars do IRGC cung cấp.