Một người đàn ông làm nghề lái xe tải ở Pakistan cho biết hiện ông đang sống cùng 6 người vợ và từng có 54 đứa con. Tất cả chỉ vì hồi trẻ ông quá "sung sức".
Trong số 54 người con của ông Abdul Majeed Mengal, 70 tuổi, sống ở Nushki, Quetta, miền tây Pakistan, có 12 người đã mất từ khi còn nhỏ. Cùng với 12 đứa con chết yểu, 2 người vợ của ông cũng đã qua đời.
Hiện tại, ông đang sống củng 4 bà vợ còn lại, 22 người con trai và 20 người con gái.
"Tôi làm việc quần quật để lo cho mấy cậu con trai lớn ăn học tử tế nhưng giờ tôi đã quá già rồi, không còn lo được nhiều nữa.
Những đứa con yểu mệnh cùng hai người vợ của tôi đã chết vì thiếu sữa và bệnh tật không có tiền chạy chữa. Tôi cảm thấy thấy vô dụng vì thất nghiệp ở nhà chẳng kiếm nổi tiền", ông Abdul cho biết.
Ông Abdul đã gắn bó với nghề lái xe tải và làm việc rất chăm chỉ để kiếm được số tiền từ 15.000 - 25.000 Rupees/tháng (khoảng 6 triệu đồng).
Con trai lớn nhất của ông là anh Abdul Bari Mengal, năm nay 32 tuổi đã theo nghề của cha để kiếm tiềm giúp đỡ gia đình. Ông Abdul và người con trai cả là trụ cột chính trong gia đình có số thành viên quá lớn.
Đại gia đình này đang sống trong một căn nhà có 7 phòng. Các bà mẹ sẽ phải tự chịu trách nhiệm về ăn ngủ cho những đứa con mà mình sinh ra.
Theo đạo Hồi, đàn ông Pakistani được phép lấy 4 vợ mặc dù để làm được điều đó họ phải được sự đồng ý của người vợ cả và hội đồng phân xử. Các nhà hoạt động xã hội cho biết, trẻ em và phụ nữ chính là những người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất trong những cuộc hôn nhân đa thế như vậy.
Tuy nhiên, ông Abdul lại nói rằng ông luôn xử lý mối quan hệ với 42 đứa con và các bà vợ một cách khéo léo.
Đa số những đứa trẻ trong gia đình ông Abdul đều dưới 10 tuổi, trong đó đứa nhỏ nhất mới 2 tuổi. Ông bố này khẳng định tất cả mọi người trong gia đình đều sống với nhau một cách hòa thuận.
Bữa ăn hàng ngày của gia đình này rất đạm bạc, thường chỉ có rau và ngũ cốc nhưng vào những dịp lễ đặc biệt của người Hồi giáo, ông sẽ mua hẳn 3 con dê để cả gia đình liên hoan.
Ông Abdul thừa nhận 10 đứa con của ông hiện đang không được đến trường vì ông không thể lo nổi học phí.
"Tôi làm việc chăm chỉ để lũ trẻ được học hành tử tế nhưng mấy cậu con trai lớn của tôi học xong mà mãi chẳng xin được việc. Vậy là bao nhiêu công học hành đều bỏ sông bỏ bể. Cầu mong cho chúng tìm được việc làm", ông Abdul cho biết.
Mặc dù càng ngày càng già đi và gia đình đang rơi vào hoàn cảnh khóa khăn nhưng ông Abdul từ chối xin trợ cấp của chính phủ vì cho rằng gia đình ông có thể tự xoay sở được.
Dân số của Pakistan hiện tại ước tính vào khoảng 194,9 triệu người. Quốc gia này cũng là một trong những nước có tỷ lệ sinh cao nhất trong khu vực Nam Á.