Sohu đưa tin, tại Trung Quốc có 1 người đàn ông họ Trương, năm nay 62 tuổi. Từ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, ông Trương quyết định thay đổi thói quen ăn uống. Ông nghe nói ăn chay giúp giảm đường huyết và cholesterol, nên bắt đầu hành trình ăn chay của mình.
Mỗi ngày, ông Trương ăn rất nhiều rau và trái cây, chọn khoai lang, khoai tây làm thực phẩm chính. Tuy nhiên, sau một thời gian điều chỉnh như vậy, ông cảm thấy sức khỏe ngày càng kém, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và vài lần còn bị chóng mặt.
Một buổi tối gần đây, ông bất ngờ ngất xỉu sau bữa ăn. Con trai vội vàng đưa ông Trương đến bệnh viện. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện đường huyết của ông Trương rất cao, đã ở mức nguy hiểm. Dù bệnh viện đã nỗ lực cấp cứu, nhưng vì tuổi cao và tình trạng ngất đột ngột, ông Trương đã qua đời. Gia đình không hiểu tại sao sau khi chuyển sang ăn chay, ông lại qua đời nhanh hơn, cuối cùng họ đã lắng nghe lời phân tích của bác sĩ để có câu trả lời.
Ăn chay có thể làm tăng đường huyết?
Năm 2021, trên toàn cầu có 537 triệu người từ 20-79 tuổi mắc bệnh tiểu đường, dự kiến đến năm 2045 con số này sẽ tăng lên 783 triệu. Số liệu cho thấy, có khoảng 240 triệu người mắc tiểu đường nhưng chưa được chẩn đoán, cứ 2 người trưởng thành mắc tiểu đường thì có 1 người không biết mình mắc bệnh.
Đối với người mắc tiểu đường, ăn chay được coi là một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng nhiều người tiểu đường cho biết, dù chỉ ăn chay, đường huyết của họ vẫn tăng. Vậy lý do là gì?.
1. Trước tiên, nếu người bệnh chỉ ăn chay nhưng tiêu thụ nhiều thực phẩm chính (như gạo trắng, bột mì trắng), những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate, sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường huyết, làm tăng đường huyết.
2. Thứ hai, có thể do cách nấu nướng không đúng, vì khi chế biến món chay, nếu sử dụng nhiều dầu mỡ, đường và muối, không chỉ tăng thêm calo mà còn ảnh hưởng đến đường huyết.
Trong chế độ ăn của người tiểu đường, nên tránh ăn quá nhiều 1 loại thực phẩm sau
Theo bác sĩ nội tiết Li Aiguo (chuyên gia Khoa Nội tiết của Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật), người tiểu đường nên tránh thực phẩm chay giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang... Những thực phẩm này chứa nhiều carbohydrate, sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành glucose trong cơ thể, làm tăng đường huyết.
Người tiểu đường nên ăn uống cân đối, nếu không duy trì dinh dưỡng cân bằng thì có thể dẫn đến thiếu hụt protein, vitamin và khoáng chất... ảnh hưởng đến khả năng điều tiết đường huyết của cơ thể.
Hình thành 3 thói quen tốt giúp ổn định đường huyết hiệu quả
Giáo sư Triệu Hằng Hiệp, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Y học Cổ truyền Thâm Quyến cho biết: Bệnh nhân tiểu đường cần có 3 thói quen tốt giúp ổn định đường huyết hiệu quả.
Thứ nhất, kiên trì theo dõi đường huyết để hiểu rõ tình hình sức khỏe, từ đó điều chỉnh phương án hạ đường huyết tốt hơn.
Thứ hai, cần đảm bảo giấc ngủ đủ, ít nhất mỗi đêm nên có 7-9 giờ ngủ chất lượng cao. Giấc ngủ ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của insulin, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định của đường huyết.
Cuối cùng, cần quản lý căng thẳng, đây chính là chìa khóa để kiểm soát đường huyết. Vì căng thẳng có thể dẫn đến cơ thể giải phóng các hormone như cortisol, các hormone này sẽ làm tăng mức đường huyết.
Bác sĩ khuyến nghị người bệnh có thể thực hiện thiền, bài tập thở sâu... để giúp cơ thể và tâm trí thư giãn, giảm thiểu tác động tiêu cực của căng thẳng lên đường huyết.