Củ nghệ rất tốt nhưng cẩn thận 10 tác dụng phụ sau nếu lạm dụng

Phạm Thanh |

Củ nghệ là một loại gia vị phổ biến được biết đến với các lợi ích chống oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều loại gia vị này lại gây hại nhiều hơn lợi.

1. Có thể gây ra vấn đề về đường tiêu hóa

Khi chúng ta dùng nghệ như một loại gia vị nêm nấu trong các món ăn thì khả năng gây hại cho dạ dày là chưa tìm thấy. Nhưng nếu chúng ta dùng nghệ để uống hàng này để điều trị một chứng bệnh nào đó như viêm khớp thì dễ dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.

Khi những người bị ung thư tuyến tụy dùng nghệ, chất curcumin trong củ nghệ, gây ra đầy bụng và đau ở một số bệnh nhân.

Mặc dù nghệ được cho là an toàn nhưng nó có thể gây khó chịu đường tiêu hóa ở một số người, vì vậy cần hết sức lưu ý.

Phương pháp phòng chống

Chỉ nên uống bột nghệ trong liều lượng khuyến cáo.

Củ nghệ rất tốt nhưng cẩn thận 10 tác dụng phụ sau nếu lạm dụng - Ảnh 1.

2. Có thể gây co thắt túi mật

Các nghiên cứu cho thấy chất curcumin trong củ nghệ có thể gây co thắt túi mật. Mặt khác, một số chuyên gia cho rằng oxalate trong củ nghệ cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Nếu bạn có nguy cơ sỏi mật hoặc có vấn đề về túi mật, nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng bột nghệ trong chế độ ăn uống của mình.

Phương pháp phòng chống

Ngừng dùng nghệ nếu có bất kỳ vấn đề nào về túi mật hoặc đang dùng thuốc điều trị.

3. Có thể gây ra tiêu chảy và buồn nôn

Tiêu chảy và buồn nôn là hai trong số các triệu chứng phổ biến liên quan đến việc dùng bột nghệ không đúng liều lượng. Điều này là do chất curcumin trong củ nghệ có xu hướng gây kích ứng đường tiêu hóa.

Theo một số nghiên cứu lâm sàng, những người dùng 0,45 đến 3,6 gram chất curcumin mỗi ngày trong 4 tháng bị buồn nôn nhẹ (3,6 gram chất curcumin mỗi ngày là một liều tương đối cao). Ngay cả liều thấp của curcumin cũng có thể gây buồn nôn ở một số người

Phương pháp phòng chống

Dùng bột nghệ trong giới hạn quy định. Nếu bạn quan sát thấy bất kỳ triệu chứng nào, hãy ngừng uống và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.

Củ nghệ rất tốt nhưng cẩn thận 10 tác dụng phụ sau nếu lạm dụng - Ảnh 2.

4. Có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận

Theo một nghiên cứu, quá nhiều nghệ có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Điều này là do sự hiện diện của oxalate trong củ nghệ. Các oxalat có thể liên kết với canxi để tạo thành canxi oxalate không hòa tan, nguyên nhân chính gây sỏi thận.

Phương pháp phòng chống

Tránh dùng nghệ nếu có bất kỳ vấn đề về thận, đặc biệt là sỏi thận.

5. Có thể làm tăng nguy cơ chảy máu

Uống nghệ hàng ngày có thể giúp chống đông máu, và vì vậy nó cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Curcumin trong củ nghệ có khả năng làm giảm kết tập tiểu cầu.

Để an toàn, những ai sử dụng các loại thuốc như Warfarin hoặc Coumadin (thuốc chống đông máu) phải tránh xa chất curcumin vì nó có thể phóng đại tác dụng của các loại thuốc này.

Phương pháp phòng chống

Tránh dùng nghệ nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.

6. Có thể gây ra phản ứng dị ứng

Curcumin có thể là một chất gây dị ứng tiếp xúc. Một số người đã bị nổi mề đay do tiếp xúc với nghệ. Vì nghệ thuộc họ gừng, nên người ta dễ bị dị ứng với nó nếu họ cũng bị dị ứng với gừng. Đối với những người bị dị ứng với màu thực phẩm màu vàng cũng sẽ bị dị ứng với bột nghệ.

Phương pháp phòng chống

Nếu bạn bị dị ứng với màu thực phẩm màu vàng, tốt nhất nên tránh xa nghệ.

7. Có thể dẫn đến vô sinh

Curcumin có trong nghệ có khả năng làm giảm chức năng tinh trùng và ức chế khả năng sinh sản.

Phương pháp phòng chống

Uống nghệ với lượng vừa phải và tránh sử dụng quá mức.

8. Có thể gây thiếu sắt

Theo nghiên cứu trên chuột, các hợp chất trong củ nghệ liên kết với sắt. Điều này có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể từ thực phẩm, do đó dẫn đến thiếu chất sắt .

Phương pháp phòng chống

Nếu bạn bị thiếu chất sắt, hãy tránh dùng nghệ. Kiểm tra lượng sắt trong máu trước khi đưa nghệ vào chế độ ăn uống của bạn.

9. Có thể hạ huyết áp quá nhiều

Điều này nghe có vẻ như một lợi ích nhưng hạ huyết áp quá nhiều có thể gây ra biến chứng. Nếu bạn đang dùng các loại thuốc để hạ huyết áp, hãy lưu ý khi dùng thêm nghệ.

Phương pháp phòng chống

Tránh dùng nghệ nếu bạn đã dùng thuốc huyết áp.

10. Có thể gặp rủi ro khi phẫu thuật

Điều này có liên quan đến xu hướng ức chế quá trình đông máu của củ nghệ. Mặc dù không có nghiên cứu chính thức nhưng người ta cho rằng nghệ có khả năng can thiệp vào quá trình đông máu trong quá trình phẫu thuật.

Bệnh nhân đang cân nhắc phẫu thuật có thể phải hạn chế dùng nghệ từ một đến hai tuần trước khi phẫu thuật và tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Phương pháp phòng chống

Nếu bạn đang cân nhắc phẫu thuật, bạn phải hạn chế tiêu thụ nghệ từ một đến hai tuần trước khi phẫu thuật.

11. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Không có đủ thông tin về tác dụng phụ của củ nghệ đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy tốt hơn hết nên tránh bổ sung hoàn toàn bột nghệ trong giai đoạn này.

12. Tương tác với thuốc

Sau đây là danh sách các loại thuốc có thể tương tác với nghệ. Bạn nên ngừng dùng nghệ khi đang dùng các loại thuốc này:

• Các enzyme chuyển hóa thuốc như cytochrom 450 và glutathione-S-transferase.

• Các loại thuốc làm giảm axit dạ dày như cimetidine (Tagamet), famotidine (Pepcid), rantidine (Zantac), esomeprazole (Nexium), omeprazole (Prilosec) và lansoprazole (Prevacid).

• Thuốc trị tiểu đường.

• Thuốc làm loãng máu như warfarin, clopidogrel.

Liều dùng nghệ được khuyến nghị

Mặc dù nghệ có tác dụng phụ nhất định, nhưng nó rất cần thiết cho sức khỏe.Cách duy nhất để tránh các tác dụng phụ là sử dụng đúng liều lượng.

Liều khuyến cáo cho người lớn, theo một số nghiên cứu là 400 đến 600 mg (ba lần) mỗi ngày.

*Theo stylecraze

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại