Tại Lybia, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã can thiệp bằng cách cung cấp ồ ạt các trang bị phương tiện vũ khí hiện đại cho chính quyền của Thủ tướng Faiz Al-Saraj (PNS) khiến cho đòn tấn công của lực lượng Quân đội quốc gia do tướng Khalifa Haftar đứng đầu vào Tripoli đã bị chặn đứng bởi những tổn thất khó chịu đựng nổi.
Lybia, hầu như Mỹ-NATO đã bỏ rơi, trong khi đó, người chơi chính tại Trung Đông được kỳ vọng nhất là Nga thì lợi ích quốc gia tại đó của TT Putin không lớn, không cốt lõi. Moscow đang theo dõi để "cân bằng các phương trình địa chính trị" tại đó, nên chủ yếu sử dụng chiêu sách "trung gian".
Chính vì thế, vốn có máu tham vọng của đế chế Otoman, TT Erdogan ra tay để chứng tỏ vị thế cường quốc khu vực của mình trong khi Nga, Mỹ-NATO ngó lơ…đã gặp thuận lợi.
Tuy nhiên, Lybia không phải là Idlib – Syria. Nga đã tham gia vào cuộc chiến Syria từ năm 2015 ngay trong tình thế bị Mỹ-NATO và Phương Tây bao vây cấm vận… thì lợi ích quốc gia Nga tại Syria không phải là chuyện để cho Thổ Nhĩ Kỳ và ngay cả Mỹ-NATO đùa giỡn.
Quyết định Idlib-Syria là Nga chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ
Trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, Idlib là 1 trong 4 "khu vực giảm leo thang" mà Nga-Iran-Syria cùng Thổ Nhĩ Kỳ đã bày ra để gom lại, gồm Đông Ghouta, Homs, Daraa và Idlib trong đó Idlib là khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ cực kỳ quan tâm.
Tại Idlib, sau khi lần lượt Homs, Đông Ghouta và Daraa bị Nga-Iran-Syria "vừa đánh vừa đàm" đã giải phóng, mở đường cho các phiến quân tại đây rút chạy về Idlib thì Idlib đã trở thành một khu vực cuối cùng cho phiến quân mà Nga coi là lực lượng khủng bố đứng chân.
Thực tế chính Thổ Nhĩ Kỳ là người lãnh đạo, chỉ huy, nuôi dưỡng, làm ô chắn cho toàn bộ phiến quân tại Idlib với hơn 50.000 tay súng cùng các phương tiện chiến tranh hiện đại khác.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai ở Syria.
Tất nhiên Nga-Syria đã xác định Idlib là nơi gây bất ổn, đe dọa an ninh của các căn cứ Nga và chính quyền Assad và sẽ đến lúc "nghiền nát quân khủng bố giải phóng Idlib".
Vào tháng 9/2018, tại Sochi, hai tổng thống Putin và Erdogan đã ký một thỏa thuận về Idlib, theo đó sẽ có một khu phi quân sự rộng 20 km mà nhiệm vụ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải theo dõi kiểm tra ngăn chặn phiến quân vi phạm, đồng thời tạo điều kiện cho chính quyền của TT Assad kiểm soát tuyến đường Damascus-Hama-Idlib-Aleppo.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ không thực hiện thỏa thuận, đã để cho phiến quân chủ yếu là HTS tấn công quân chính phủ và căn cứ sân bay Khmeimim - đầu não của Quân đội Nga và Không quân Nga tại Syria.
Khi quân đội Syria trung thành với TT Assad phản công đáp trả thì Thổ Nhĩ Kỳ có hành động rất khiêu khích Nga đó là cung cấp cho HTS các loại tên lửa vác vai hiện đại khiến cho SAA gặp rất nhiều tổn thất trong đầu tháng 7/2019.
Rõ ràng, Erdogan nhầm tưởng dễ ăn như ở Lybia, nhưng đáng tiếc đó là sự chịu đựng cuối cùng của Putin. Ra quyết định cuối cùng cho Idlib là Nga chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.
Bộ tham mưu Nga-Syria đã chuẩn bị kỹ về phương tiện về lối đánh… dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ và HTS một bài học về thế nào là chiến tranh quy ước, thế nào là chiến tranh bất quy ước.
Đánh chắc, tiến chắc và chặn viện…
Thời gian đầu chiến dịch, SAA có lúc đã chiếm được một vài thị trấn phía Tây Nam Idlib nhưng chỉ mấy ngày sau bị HTS từ các điểm cao, trong các hầm ngầm sử dụng các loại vũ khí diệt cơ giới hiện đại đã đột kích, đánh tạt sườn khiến cho Sư đoàn cơ giới số 4 của SAA tổn thất phải rút lui.
Tuy nhiên bắt đầu từ đầu tháng 8, người ta đã thấy rõ ý đồ chiến thuật của Nga-Syria khác trước. SAA không tấn công liên hoàn từ thị trấn này đến thi trấn khác như trong các chiến dịch trước đây mà tập trung tấn công vào các điểm cao chiến lược trước.
Thực hiện chiến thuật này đồng nghĩa với việc SAA phải tấn công trực diện vào các lỗ châu mai, các hầm ngầm liên hoàn mà khó triển khai bằng cơ giới giống như "con thiêu thân", nhưng không phải, SAA đã được Không quân Nga, đặc biệt là máy bay cường kích Su-34 dọn bãi.
Theo dõi chiến dịch, các chuyên gia quân sự Mỹ-NATO phải tấm tắc khâm phục Su-34 của Nga. Bằng sử dụng các loại bom có điều khiển chính xác KAB-500, KAB-1500... thì Su-34 đã "truy tận nóc, tróc tận hang" khiến cho các chiến tuyến phòng thủ tan nát, các hầm ngầm trở thành huyệt chôn chung.
Máy bay cường kích Su-34 của Không quân Nga tại Syria.
Nếu như ta xông thẳng vào trung tâm khu vực phòng thủ chiếm nó thì sẽ trở thành mồi ngon cho hệ thống phòng thủ khu vực của địch nhưng ngược lại, nếu ta đánh chiếm các cao điểm hỏa lực chiến lược thì khu vực phòng thủ sẽ trở thành mồi ngon và sụp đổ.
Tại khu vực phòng thủ của Thổ Nhĩ Kỳ-HTS ở Nam Idlib hay khu vực Khan Sheikhun – Bắc Hama, ở phía Đông Nam, SAA chỉ dồn sức đánh chiếm thủ phủ Sukayk, sau đó chỉ chốt chặt tại 2 cao điểm Tal Sukayk và Tan Tari mà không phát triển tiếp.
Sự khôn ngoan ở đây là nếu phát triển tiếp thì cũng không giải quyết được Khan Sheikhun trong khi lực lượng dành cho phía Tây Bắc và Bắc Khan Sheikhun cực kỳ quyết định, bị mỏng, nhưng quan trọng hơn là dành hành lang cho HTS có đường rút...
Phía Tây Bắc, SAA đánh chiếm các cao điểm quanh Khan Sheikhun và hôm 19/8 cao điểm quan trọng nhất là Talat Al-Nimr ở bắc Khan Sheikhun đã bị SAA làm chủ. Đây là cú đánh mà chiến thắng, ở góc nhìn chiến thuật, về thực chất toàn bộ thủ phủ Khan Sheikhun của phiến quân coi như thất thủ.
Đây là lý do chính cho việc Thổ Nhĩ Kỳ vội vàng điều một đoàn xe quân sự để tiếp viện ngay cho lực lượng phòng thủ Nam Iddlib nói chung và HTS tại Khan Sheikhun nói riêng. Nhưng hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến họ trả một giá đắt mà Ankara không tưởng tượng nổi…
Không quân Syria được sự bảo vệ của tên lửa S-400 và tiêm kích Su-35 Nga đã khiến cho đoàn xe đã không đến được nơi cần đến. Cuộc không kích đánh chặn không nhằm trực tiếp vào đoàn xe mà chỉ nhằm vào đội dẫn đường, rà quét mìn của phiến quân làm chết một chỉ huy.
Kết quả trận không kích tuy không gây thiệt hại gì nhưng thật ngạc nhiên, khi chính hậu quả của cuộc không kích đã khiến cho toàn bộ khu vực phòng thủ Nam Idlib của Thổ Nhĩ Kỳ-HTS sụp đổ, hỗn loạn… Đây được coi như cú đánh quyết định thứ 2.
Khi vòng vây đã khép chặt, lực lượng HTS và các loại phòng thủ tại Nam Idlib hy vọng duy nhất vào chiếc ô của Thổ Nhĩ Kỳ, tức là sự ngăn chặn và viện trợ người cũng như vũ khí trang bị cho họ nhưng Nga-Syria đã "giội một gáo nước lạnh" dập tắt "mong muốn cháy bỏng" của họ.
Tháo chạy, rút chạy hay gì đó… là đương nhiên. Có tin lực lượng phiến quân tại Nam Idlib đang rút chạy theo hành lang mà Nga-Syria đã vạch sẵn như nói trên, điều này có lợi cho TT Assad vì chính HTS đi đến đâu nội bộ "lực lượng đối lập" tự giết nhau đến đó.
Vấn đề rút ra: sử dụng lực lượng phiến quân đối đầu trực tiếp với Nga – Syria theo hình thức một cuộc chiến tranh quy ước là tự sát, đó là chiến lược ngu ngốc. Do đó, quyết định sinh mệnh của lực lượng khủng bố đã được gom lại tại khu vực Idlib là Nga chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.