Tình huống tranh luận trong tuần: Mất giấy tờ khi sang tên đổi chủ

BBT |

(Soha.vn) - Các vấn đề liên quan tới thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện tiếp tục trở thành vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm, thắc mắc.

1. Trong tuần vừa qua mục Cư dân mạng nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc liên quan tới các vấn đề, thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện. Bạn đọc ở địa chỉ email [email protected][email protected][email protected]....đều có chung câu hỏi: Trường hợp xe đã chuyển nhượng, chủ xe chưa làm thủ tục sang tên đổi chủ nhưng bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe thì phải làm những thủ tục gì?


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 22 Thông tư số37/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 quy định quy trình đăng ký xe, cá nhân bị mất giấy đăng ký xe trong trường hợp này có thể đến Phòng CSGT Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Công an quận, huyện, tỉnh, TP thuộc trung ương nơi đã cấp giấy đăng ký xe bị mất để làm thủ tục xin cấp lại giấy đăng ký xe. Cơ quan công an sẽ:

- Hướng dẫn người được chuyển nhượng xe làm công văn hoặc đơn đề nghị đăng ký xe.

- Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân của người được chuyển nhượng và chứng từ chuyển nhượng xe.

Để có câu trả lời cụ thể và rõ ràng hơn, độc giả có thể đọc bài tại đây.

2. Liên quan tới vấn đề quyền hạn của các lực lượng, bạn đọc ở địa chỉ email [email protected] có phản ảnh cụ thể: Hôm trước anh đi qua khu vực phố Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) có thấy cảnh một số công an phường đang tiến hành tạm giữ phương tiện là một chiếc xe đạp của người bán hoa quả cho lên  ôtô.

Việc tạm giữ phương tiện này, theo anh Nam phản ánh là không thấy công an lập biên bản hay yêu cầu người vi phạm ở đây ký bất cứ giấy tờ gì như thủ tục vi phạm hành chính vừa thấy.

Như vậy, việc tạm giữ phương tiện của công an phường mà không lập biên bản như vậy có đúng không?

Trả lời:

Trao đổi với PV, Luật sư Trương Quốc Hoè, Trưởng Văn phòng Luật sư Interla (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, tại Nghị định 46 và 71/2012/NĐ - CP, để đảm bảo an toàn cho giao thông cũng như việc cưỡng chế hành vi vi phạm pháp luật đối với việc tham gia giao thông thì việc công an phường và tổ bảo vệ công an phường được thành lập để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự.


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trong một số trường hợp, để đảm bảo cho việc tham gia giao thông không bị ách tắc, ùn tắc, về nguyên lý công an phường có quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, tức là đưa cả người và phương tiện vi phạm về phường lập biên bản. Nhưng thường là người vi phạm gặp tình huống đều bỏ chạy nên chỉ đưa được tang vật về phường và lập biên bản tại phường.

Bạn đọc có thể nắm rõ hơn vấn đề tại đây.

3. Ngoài ra các quy định và các trường hợp xử phạt giao thông đường bộ cụ thể cũng là các tình huống được bạn đọc quan tâm và gửi thư về chuyên mục. Bạn đọc ở địa chỉ email [email protected] có phản ảnh:

Khi xe chúng tôi đang xuống dốc, phía trước có một tổ cảnh sát giao thông đang đứng ở dưới dốc, chúng tôi không thấy tín hiệu dừng xe từ xa của CSGT.

Xe đang xả xuống dốc thì có một chiến sỹ từ trong bất ngờ chạy ra ngoài và chỉ gậy vào xe chúng tôi và yêu cầu chúng tôi dừng xe để kiểm tra, khiến xe bị dừng đột ngột.

Như vậy việc dừng xe trong trường hợp này là đúng hay sai?

Trả lời:

Trao đổi với PV, Đại uý Trương Song Thành, Đội trưởng tham mưu tổng hợp, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Tp. Hà Nội cho biết, theo quy định của Bộ Công an về tuần tra kiểm, soát:

Tại khoản 4, Điều 10, Thông tư 66/2012/TT - BCA quy định về tuần tra, kiểm soát trên đường đèo, dốc, hầm đường bộ hoặc cầu đường bộ thì sẽ áp dụng hình thức tuần tra, kiểm soát công khai, cơ động trên tuyến địa bàn được phân công, kết hợp kiểm soát tại một điểm trước khi xe lên hoặc xuống đèo, dốc, trước khi đi vào hoặc sau khi ra khỏi hầm đường bộ, cầu đường bộ, cách chân đèo, dốc, cửa hầm đường bộ hoặc điểm đầu của cầu đường bộ tối thiểu 1km để phòng ngừa tai nạn giao thông.

Để có câu trả lời cụ thể, rõ ràng từ phía Đại úy Trương Song Thành, bạn đọc có thể đọc bài tại đây.


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

4. Còn bạn đọc ở địa chỉ email Longvu..... @gmail.com thì nêu ra tình huống cụ thể như sau: Khi CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra giấy tờ, sau khi kiểm tra giấy tờ xong (giấy tờ đầy đủ) chiến sỹ công an mới nói là chúng tôi vi phạm lỗi lấn đường (chạm vạch), và phạt số tiền là 1 triệu đồng.

Nhưng sau khi chúng tôi yêu cầu được xem camera và hỏi họ nơi đó là bao xa và họ trả lời là cách 60km.

Vậy cho tôi hỏi theo Thông tư 65/2012 thì khoảng cách hợp lý ở đây là bao nhiêu km?

Trả lời:

Ở tình huống này, Đại uý Trương Song Thành, Đội trưởng Đội tham mưu tổng hợp, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an Tp.Hà Nội cho biết, theo quy định tại điều 11, Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông đường bộ đã nêu rõ:

Điều 11. Kiểm soát thông qua hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

1. Hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, bao gồm:

a) Các thiết bị đầu cuối (thiết bị đo tốc độ có ghi hình ảnh; camera giám sát; camera chụp ảnh phương tiện vi phạm; các thiết bị điều khiển; các thiết bị điện, điện tử và cơ khí khác...) được lắp đặt cố định ở các vị trí bất kỳ trên một hoặc nhiều tuyến giao thông đường bộ để giám sát trực tuyến tình hình trật tự, an toàn giao thông và tự động ghi nhận bằng hình ảnh đối với các hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ;

b) Hệ thống truyền dữ liệu;

c) Hệ thống thiết bị xử lý trung tâm.

Để nắm rõ được cụ thể vấn đề, bạn đọc có thể đọc và tìm hiểu tại đây.

Bạn đọc có thể gửi các tình huống thắc mắc cụ thể về tòa soạn theo địa chỉ email: [email protected] hoặc đóng góp ý kiến ở phần Comment cuối bài.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại