Tình huống tranh luận trong tuần: Đi ngược chiều, bị tạm giữ đăng ký xe?

BBT |

(Soha.vn) - Các tình huống liên quan tới các vấn đề ATGT tiếp tục nhận được rất nhiều sự quan tâm của độc giả trong tuần qua.

1. Trong tuần qua, mục cư dân mạng của Soha News tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả liên quan tới vấn đề sang tên đổi chủ phương tiện. Cụ thể bạn đọc ở địa chỉ email: [email protected] có hỏi, hiện tại, em có hộ khẩu ở Đồng Nai, em đang muốn mua xe máy cũ bán lại ở Trà Vinh.

Xe cũ này là xe chính chủ, có giấy tờ đầy đủ. Vậy thủ tục và những giấy tờ cần sử dụng trong quá trình này để em sang tên đổi chủ chiếc xe này phù hợp với Luật hiện tại? Có phải thay đổi biển số không? Có đóng lệ phí gì không?


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo Thông tư số 36/2010/TT-BCA ban hành ngày 12/10/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 06/12/2010 quy định về việc đăng kí sang tên, di chuyển xe cụ thể như sau:

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng kí xe đang quản lí xe để làm thủ tục. Với quy định này, người đăng ký xe sang tên đổi chủ, di chuyển xe từ tỉnh khác chuyển đến (cả ôtô và xe máy) cần lưu ý phải kèm theo một số chứng từ quan trọng.

Để nắm rõ cụ thể hơn nữa, bạn đọc có thể đọc bài tại đây.

2. Liên quan đến quyền hạn của CSCĐ, bạn đọc ở địa chỉ email: [email protected] có hỏi, cảnh sát cơ động khi đi tuần tra gồm 2 người có được phép dừng xe cũng như kiểm tra bất ngờ các xe đang lưu thông trên đường mà chưa có dấu hiệu vi phạm không?

Bởi tôi thấy thực tế hiện nay CSCĐ luôn bắt các xe đang đi tạt vào lề đường?.


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

Trao đổi với PV, Đại tá Phạm Văn Hưng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh sát cơ động, Công an Thành phố Hà Nội cho biết, trong công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng cảnh sát cơ động được giao tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm và hành vi vi phạm khác.

Khi tuần tra kiểm soát thì lực lượng CSCĐ có 4 đồng chí đi trên 2 xe máy, khoảng cách mỗi xe từ 20-50 mét và được trang bị đầy đủ vũ khí công vụ hỗ trợ, mỗi đồng chí đều có số hiệu, có tên tuổi rõ ràng.

Để có câu trả lời cụ thể, độc giả có thể vào đọc bài tại đây.

3. Còn bạn Lê Anh Tuấn, trú tại Hà Đông, Hà Nội, địa chỉ mail: [email protected] có phản ánh: Giữa tháng 5 vừa rồi, tôi có điều khiển xe máy đi trái chiều từ đường Nguyễn Văn Trỗi vào trường Học Viện Bưu Chính Viễn Thông và bị công an phường yêu cầu dừng xe, xử lý lỗi vi phạm.

Trong quá trình xử lý, ngoài việc phạt hành chính, tạm giữ giấy phép lái xe, công an phường còn tạm giữ cả giấy đăng ký xe máy của tôi.

Vậy, trong trường hợp này công an phường có quyền dừng xe và xử lý vi phạm này không? Và, việc tôi đi trái chiều mà bị tạm giữ cả giấy pháp lái xe, đăng ký xe là đúng hay sai?


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

- Về lỗi đi ngược chiều: Tại điểm đ khoản 3 điều 9 Nghị định 34/2010/NĐ-CP đã quy định: Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

Tuy nhiên, việc điều khiển phương tiện của bạn vi phạm lỗi trong khu vực thành phố trực thuộc trung ương nên mức xử phạt theo khoản 2 điều 44 của Nghị định 34/2010/NĐ - CP sẽ là:

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe vi phạm một trong các hành vi quy định tại: điểm a, điểm đ, điểm h khoản 3; điểm c, điểm g khoản 4 Điều 9 Nghị định này.

Để có câu trả lời cụ thể, độc giả có thể đọc bài tại đây.

4. Bạn đọc Tiến Nguyễn, ở địa chỉ mail: [email protected] có phản ánh, khi tôi lưu thông đến giữa đường là sang đèn vàng và đến nơi các đồng chí cảnh sát giao thông thì là đèn đỏ.

Và như vậy CSGT phạt tôi lỗi vượt đèn vàng. Vậy CSGT có được xử phạt tôi không? Nếu có thì mức xử phạt sẽ là bao nhiêu.

Còn nếu không thì tôi làm thế nào để chứng minh với CSGT là tôi đúng. Xin cảm ơn!


	(Ảnh minh họa)

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

Theo Luật Giao thông đường bộ quy định: Đèn xanh chạy, đèn đỏ dừng, đèn vàng chạy chậm và dừng lại trước vạch sơn.

Theo đó, đèn vàng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị tư thế dừng lại, nó chỉ kéo dài 3 giây. Trong thời gian này mọi người cần chuẩn bị tư thế dừng xe cho chắc chắn, an toàn. Chỉ trong trường hợp khi xe đã chạy qua vạch sơn mới có tín hiệu đèn vàng thì được tiếp tục chạy.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện và như trường hợp của bạn đọc Tiến Nguyễn nêu ra ở trên đã tự vô hiệu hóa chức năng của đèn vàng theo kiểu thấy đèn vàng thì tăng ga vọt lẹ và như thế là đã phạm luật.

Chi tiết, bạn đọc có thể tìm hiểu tại đây.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại