1. Bạn đọc Đức Hoàng (địa chỉ Email: [email protected]) là một trong số rất nhiều bạn đọc đã gửi thư về mục Cư dân mạng của Soha News để thắc mắc về việc công an xã có quyền dừng xe và xử phạt vi phạm giao thông hay không? Cụ thể trong thư, bạn Đức Hoàng có hỏi: Quê tôi ở Cần Thơ nhưng chỗ tôi ở thuộc về xã, tôi thấy các anh công an xã tuần tra và bắt người vi phạm giao thông không đội mũ bảo hiểm, kiểm tra giấy tờ không có thì giữ xe, mang về xã cho mình hỏi công an xã, dân phòng có quyền đó không? Nếu không được phép mà vẫn vi phạm thì sẽ bị sử phạt ra sao?
Trả lời:
Việc Công an xã xử phạt hành vi không đội mũ bảo hiểm là đúng thẩm quyền. Mặt khác, công an xã không có thẩm quyền xử phạt hành vi không mang theo giấy chứng nhận quyền sở hữu xe, giấy phép lái xe
Tuy nhiên, khi tiến hành kiểm tra giấy tờ phát hiện thêm hành vi không mang theo các loại giấy tờ trên công an xã có quyền lập biên bản về hành vi vi phạm này và trình cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
Để hiểu rõ hơn vấn đề, bạn đọc có thể đọc thêm tại đây.
2. Cũng liên quan tới thẩm quyền của công an cấp xã, huyện trong xử phạt hành vi vi phạm giao thông, một bạn đọc ở địa chỉ email [email protected] có phản ảnh như sau: Tôi đi qua một số địa phương thì thường thấy, lực lượng công an giao thông cấp quận, huyện thường lập chốt, ra hiệu lệnh dừng xe và xử lý các trường hợp vi phạm trên đường quốc lộ. Như vậy, có đúng với các quy định của pháp luật hiện hành hay không?
Trả lời
CSGT cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được phép xử lý các vi phạm giao thông đã được nêu liên quan đến xe mô tô, xe gắn máy trên đoạn quốc lộ đi qua địa bàn của mình.
Còn đối với phương tiện ôtô khi đang di chuyển trên đường quốc lộ, cảnh sát giao thông cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh không có quyền yêu cầu dừng xe, xử lý vi phạm, mà chỉ được phép xử lý trong trường hợp giao thông tĩnh, tức là, xử lý các vi phạm khi xe ôtô đó không tham gia lưu thông trên đường.
Để nắm rõ hơn về các quy định cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại đây.
Bên cạnh thắc mắc về quyền hạn của các lực lượng chức năng, thì có rất nhiều bạn đọc đã gửi những thắc mắc liên quan tới các tình huống xử phạt cụ thể tới mục cư dân mạng của Soha News để giải đáp.
3. Một bạn đọc ở địa chỉ email [email protected] có hỏi: Hôm tôi đang chạy xe môtô trên đường thì có một chiếc xe tải đang đậu ở lề đường, do vậy tôi phải chạy lấn ra làn đường dành cho xe ôtô tải. Và ngay lúc đó, có một tổ cảnh sát giao thông đang đứng đó. Một anh ra hiệu cho tôi dừng xe và nói tôi đã chạy lấn làn đường ôtô và phạt tôi 50.000 đồng rồi cho tôi đi và nói không cần lập biên bản làm gì cho lâu. Vậy, việc làm như vậy của CSGT có đúng luật hay không?
Trả lời:
Dựa theo các quy định của pháp luật hiện hành trong việc xử lý các vi phạm giao thông đường bộ thì việc cảnh sát giao thông xử lý lỗi đi lấn làn đường ôtô trong trường hợp này là đúng, bởi người điều khiển phương tiện đã đi lấn làn đường.
Tuy nhiên, việc cảnh sát giao thông xử lý như phản ánh là thiếu khách quan, bởi lẽ trong trường hợp này, đây là tình huống khách quan, có một chiếc xe tải đang đậu ở lề đường thì trước hết, cảnh sát giao thông phải tiến hành giải toả xe để đảm bảo cho các phương tiện lưu thông được qua đó.
Bạn đọc có thể đọc chi tiết tại đây.
Ảnh minh hoạ
4. Bạn đọc Long Vũ ở địa chỉ mail: longvu..... @gmail.com hỏi: Khi CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra giấy tờ, sau khi kiểm tra giấy tờ xong (giấy tờ đầy đủ) chiến sỹ công an mới nói là chúng tôi vi phạm lỗi lấn đường (chạm vạch), và phạt số tiền là 1 triệu đồng.
Nhưng sau khi chúng tôi yêu cầu được xem camera và hỏi họ nơi đó là bao xa và họ trả lời là cách 60km.
Vậy cho tôi hỏi: quy trình kiểm tra giấy tờ như vậy đúng chưa?, Mức phạt như vậy đúng chưa? và theo Thông tư 65/2012 thì khoảng cách hợp lý ở đây là bao nhiêu km?
Trả lời:
Trong trường hợp này, khi cảnh sát giao thông thông báo lỗi cho người điều khiển phương tiện là đã vi phạm lỗi lấn đường (chạm vạch) thì căn cứ theo Thông tư 27/2009/TT-BCA, người điều khiển phương tiện giao thông ở đây có quyền yêu cầu được cung cấp các hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm này.
Nếu cảnh sát giao thông có hình ảnh ghi lại lỗi vi phạm tại đó, sau khi cho người vi phạm xem thì tiến hành lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc có thể đọc bài tại đây để có câu trả lời cụ thể.
5. Bạn đọc Vu Long (ở địa chỉ mail: [email protected]) phản ánh: Khi xe chúng tôi đang xuống dốc, phía trước có một tổ cảnh sát giao thông đang đứng ở dưới dốc, chúng tôi không thấy tín hiệu dừng xe từ xa của CSGT.
Xe đang xả xuống dốc thì có một chiến sỹ từ trong bất ngờ chạy ra ngoài và chỉ gậy vào xe chúng tôi và yêu cầu chúng tôi dừng xe để kiểm tra, khiến xe bị dừng đột ngột.
Như vậy việc dừng xe trong trường hợp này là đúng hay sai?
Trả lời:
Trao đổi với luật sư Trương Quốc Hoè, Trưởng văn phòng Luật Interla (Đoàn Luật sư Hà Nội), ông cho biết việc cảnh sát giao thông bất ngờ ra tín hiệu, yêu cầu dừng xe đột ngột để kiểm tra khi đang xả xuống dốc cầu là sai.
Thực tế, Luật sư Hoè cũng cho biết, hiện tại khu vực hai bên dốc lên, xuống cầu Nam Thăng Long (Hà Nội) cũng đôi khi có tình trạng cảnh sát giao thông chốt và ra tín hiệu yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Việc này là sai so với các quy định ở trên, vì vậy các cơ quan chức năng cần có sự chấn chỉnh lại cho đúng.
Đây mới là trường hợp liên quan tới trường hợp đây là dốc cầu, còn với trường hợp dốc đường, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây.