Thông thường, người dân tộc Mông ăn tết kéo bắt đầu từ Tết dương lịch của ta kéo dài hết Tết Nguyên đán. Nhưng vài năm trở lại đây, Tết của họ cũng bắt đầu được phổ biến ngắn trở lại.
Ngày mùng 1 tết năm nay của người Mông vào ngày 1/12 âm lịch (tính theo lịch hiện hành). Khi chúng tôi tìm về bản sắc người Mông cùng chung vui ngày tết thì những cánh hoa đào, hoa mai vẫn còn "ngủ vùi trong giá lạnh". Cái lạnh vùng cao khiến cho đào, mai như lãng quên trong giấc ngủ vùi.
Không bởi vậy mà người Mông ăn tết không vui. Trên các bản như Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu, Hòa Bình), trong những nếp nhà, lối bản râm ran tiếng nói cười, tiếng giã bánh thình thịch hòa cũng tiếng trẻ nô đùa.
Dưới đây là một số hình ảnh không khí chuẩn bị Tết của đồng bào người Mông do độc giả Giang Vương thực hiện tại Mai Châu, Hòa Bình.
Mặc cho giá lạnh, sương mù, những người phụ nữ Mông vẫn vào rừng lấy lá về chuẩn bị cho Tết của đồng bào mình
Một cái Tết mới bắt đầu với những tiếng giã bánh nghe thật giòn của những chàng thanh niên khoẻ mạnh nhất trong bản.
Những chàng thanh niên và các cô gái thực hiện công việc làm bánh.
Bánh giầy được coi là món bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết về của đồng bào người Mông.
Trong lúc một số người đang thực hiện món bánh giầy thì một số thanh niên khác bắt đầu thịt lợn.
Trong khi các nam, nữ thanh niên chuẩn bị đồ cúng, thức ăn thì người già cắt những phù điêu, cánh hoa....để trang trí cho gia đình