Không khó để nghe thấy những câu nói bậy, chửi thề của học sinh, sinh viên ở nhiều trường và trong từng lớp học. Và không biết từ bao giờ, điều này trở thành một thói quen dễ tập và khó bỏ của nhiều học sinh, sinh viên.
Những điểm tụ tập của học sinh, sinh viên như các quán trà đá, quán chè, hàng ăn, những từ ngữ tục tĩu liên tục được “bắn” ra từ miệng những người có học.
Dưới đây là một đoạn nói chuyện ngay trước giờ thi ca chiều của một nhóm sinh viên ngồi trước cổng phụ đại học Thương mại Hà Nội (nhóm này đang nói đến chuyện làm hộ nhau trong kỳ thi):
Nguyễn Tiến Anh, Chủ tịch hội sinh viên trường ĐH Thương mại nói: "Thực ra theo tôi tình trạng này không chỉ sinh viên trường tôi mà hầu như nào cũng có. Riêng ĐH Thương mại thường nhiều bạn gái hơn nên tình trạng này có phần còn ít hơn".
Nói về các công tác phổ biến, định hướng cho sinh viên trong trường, Tiến Anh cho rằng, những cái này được giáo dục từ cấp 2, cấp 3, lên đại học không đưa vào quán triệt một cách chặt chẽ lắm, thường tập trung vào các công tác liên quan đến việc học là chủ yếu.
"Tôi đang là sinh viên, cũng được trực tiếp tham gia các cuộc họp của trường, nhưng cuộc họp bàn về văn hóa như hành vi ứng xử, lễ phép với thầy cô thì chưa đáng kể, chỉ tập trung nhiều về việc thi cử, vi phạm quy chế như học hộ, thi hộ… Và riêng về việc nói tục, chửi thề của sinh viên thì hiện chưa có chương trình nào.
Trong Nghị quyết, hay là kim chỉ nam cho hoạt động chung của Hội là giáo dục cho sinh viên sống lành mạnh, văn hóa ứng xử nơi công cộng nhưng chỉ mới nói chung như vậy chứ chưa có một chương trình hay cuộc vận động cụ thể nào về hành vi này.
Theo tôi, ra ngoài phạm vi trường, sinh viên nói tục chửi bậy nhiều hơn bởi không còn khuôn khổ. Song, ngay trong lớp tôi, mặc dù không phải là nhiều nhưng việc nói tục chử bậy như thành quen miệng" - Tuấn Anh chia sẻ.
Cũng có không ít bạn sinh viên thì cho rằng nói tục, chửi thề như một giải pháp để giải tỏa về mặt tâm lý. Nói về vấn đề này, Tùng, sinh viên đại học Điện lực Hà Nội không phủ nhận việc bản thân từng nhiều lần chửi bậy văng tục, và giải thích đơn giản cũng chỉ bởi cuộc sống có nhiều điều gây ức chế cho bản thân. Theo Tùng, nói tục chửi bậy phần nào giúp bản thân em có thể giải tỏa được bức xúc và nói nhiều dần thành ra quen mồm, và đôi khi không nói không chịu được.
Nhiều người học lại cho rằng, nói tục cũng là cách thể hiện sự hòa đồng, gần gũi và cảm thấy mình không bị lạc lõng giữa số đông. Một sinh viên Đại học Mỏ- Địa chất chia sẻ: "Đôi khi chơi cùng một nhóm bạn, mọi người nói tục mà mình cứ ăn nói kiểu tri thức, văn hóa thì khó gần lắm. Nên đôi khi dù không muốn chút nào cũng phải nghĩ ra thêm vài ba câu tục tĩu vào cho phù hợp. Không quen miệng nhưng đỡ mọi người bảo mình là đứa tỏ ra có văn hóa".
Trong cuộc sống, BẠN NHÌN THẤY chuyện gì GÂY CẢM XÚC MẠNH cho bản thân (xúc động, phẫn nộ, bất bình, đau đớn, thán phục, hạnh phúc, sảng khoái...)? Hãy lập tức DÙNG ĐIỆN THOẠI quay clip hoặc chụp ảnh, hoặc viết thành bài theo cách của bạn. Gửi ngay cho chúng tôi! Cũng có khi, chỉ một thông tin/ảnh/clip đăng trên mạng xã hội (từ Facebook, diễn đàn... không phải đăng trên các trang báo) cũng khiến bạn có cảm xúc, hoặc trăn trở, suy nghĩ... Email: [email protected] Chúng tôi sẽ duyệt để ĐĂNG TẢI và TRẢ NHUẬN BÚT CHO BẠN TRONG VÒNG 24 GIỜ. > Xem chi tiết chương trình: Trả Nhuận bút trong 24 giờ |