Ngày xưa, trước Công Nguyên, có một dân tộc cổ, gọi tên tộc Celt (vùng đất mà dân tộc Celt sinh sống bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp).
Dân tộc này có một lễ hội được tổ chức vào ngày 1 tháng 11, gọi là lễ hội mừng năm mới (không phải là 1 tháng 1 như các nước phương Tây hiện giờ). Đó là ngày hội đánh dấu sự kết thúc của mùa hè và mùa thu hoạch để bắt đầu một mùa đông lạnh giá. Người Celt tin rằng vào đêm trước năm mới này, từ ngày 31 tháng 10, ranh giới giữa thế giới người sống và kẻ chết sẽ bị xóa mờ, và “Hoàng tử của bóng đêm Samhain” sẽ để các linh hồn quay trở về dương thế. Vậy nên lễ hội này còn gọi là lễ hội Samhain, nền tảng của lễ hội Halloween mà chúng ta biết sau này.
Những quả bí ngô bị khoét rỗng, mô phỏng những khuôn mặt đáng sợ là biểu tượng nổi tiếng nhất của mùa Halloween. Theo các sử gia, hoạt động lấy ruột và thắp nến bên trong bí ngô là một tập tục của người Celtic được du nhập vào Mỹ bởi dân di cư Ai len.
Tại quê nhà, họ sử dụng củ cải, một loài thực phẩm phổ biến hơn nhưng khí hậu Mỹ thuận lợi cho bí ngô hơn. Những khuôn mặt phát sáng, đáng sợ của bí ngô có tác dụng xua đuổi các linh hồn quỷ dữ lang thang trên đường phố vào đêm 31/10, đêm Giao thừa theo lịch Celtic.
Dưới đây là chùm ảnh về những hình thù kỳ lạ của quả bí ngô trong đêm Halloween: