1. Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2012
Câu số 2 - Phần chung với câu hỏi "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên."
Đề Văn 2012 đã gây tranh cãi rất nhiều trên mạng xã hội. Rất nhiều thí sinh thích thú về đề thi này nhưng ngay sau buổi thi, hàng loạt bạn trẻ tự nhận là fan của các ca sĩ, diễn viên Hàn Quốc đăng status khắp các diễn đàn với lời lẽ khiếm nhã. Thậm chí, trên Facebook, một trang của những người hâm mộ K-pop (nhạc Hàn Quốc) mang tên Hội những thí sinh phản đối cách ra đề của Bộ Giáo dục cũng ngay lập tức được thành lập.
2. Đề thi tuyển sinh vào ĐH FPT năm 2012
Đề thi luận năm 2012 của Trường ĐH FPT đã khiến thí sinh khá bất ngờ và hào hứng, khi nội dung của đề thi đề cập đến vấn đề nhạy cảm, đang tranh cãi rất nhiều trên mạng xã hội - “Trinh tiết”. Tuy nhiên đề thi độc và lạ này cũng không thể tránh khỏi những lời chỉ trích từ phía dư luận.
3. Đề thi chọn HSG môn Văn của thành phố Hải Phòng 10/2013
Đề thi chọn học sinh giỏi thành phố lớp 12 của thành phố Hải Phòng lại gây sốt mạng xã hội bằng câu hỏi liên quan đến những phát ngôn "bất hủ" của Ngọc Trinh và Bà Tưng.
Nội dung câu hỏi: "Câu 1: Người mẫu Ngọc Trinh từng trả lời phỏng vấn rằng : "Yêu không có tiền thì cạp đất mà ăn à?" Mới đât cô gái trẻ Lê Thị Huyền Anh (biệt danh "Bà Tưng") khi trả lời một trang mạng xã hội, cũng thẳng thắn : "Tôi mơ ước có nhiều đại gia, nhiều người giàu quan tâm đến mình, cho tôi thật nhiều tiền: (Theo Vietnamnet)
Từ những hiện tượng trên, anh/chị hãy viết một bài văn (tối đa 800 từ) về chủ đề : "Tiến bộ xã hội và ước mơ đại gia của cô gái trẻ."
Cộng đồng mạng khá bất ngờ với đề thi này, người chia sẻ đề thi này cho biết đây là đề thi học sinh giỏi môn ngữ văn thành phố Hải Phòng và mới được thi trong hôm nay ngày 8/10.
4.Đề thi học kỳ môn văn trường Hà Nội – Amsterdam.
Đề thi học kỳ 2 lớp 11 của trường THPT Hà Nội-Amsterdam đã khiến cộng đồng mạng rất bất ngờ. Điểm đặc biệt của đề thi này là ở câu một, có liên quan đến tác phẩm của ca sĩ nổi tiếng John Lennon, thành viên ban nhạc huyền thoại The Beatles. Cụ thể, trong câu nghị luận xã hội, đề bài yêu cầu học sinh bày tỏ suy nghĩ về một câu hát trong ca khúc Instant Karma của ông: “Phải chăng chúng ta đều tỏa sáng, như mặt trăng, như những vì sao và như mặt trời”
Đề thi được dân mạng đánh giá rất sáng tạo và mở, việc bày tỏ suy nghĩ khiến thí sinh dễ dàng hơn và chủ động hơn trong việc hoàn thành bài thi.
5.Đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2013
Trong câu hỏi nghị luận xã hội môn Văn của khối D đã nhắc đến câu chuyện đi bộ xuyên Việt của Trần Hùng John, đặc biệt là việc trích dẫn một đoạn trong quyển sách của tác giả này để làm đề thi: "Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm lại cội nguồn bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt kiều Trần Hùng John đã có một nhận xét: “Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước thì tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã hội khiến bạn phải đi theo con đường đã vẽ sẵn” anh chị có đồng tình với ý kiến trên hay không? Hãy trao đổi với Trần Hùng John và bày tỏ quan điểm sống của chính mình”.
Ngay sau khi kết thúc môn thi Văn, facebook của Hùng tràn ngập lời chúc mừng vì anh đã xuất hiện trong đề thi văn, nhiều bạn trẻ còn đổ xô đi tìm và mua sách của Hùng. Câu chuyện về Trần Hùng John và chuyến đi xuyên Việt chỉ được nhắc đến nhiều sau ngày thi môn văn.
6. Đề văn học kỳ lạ của trường THPT Lê Hồng Phong -TP Hồ Chí Minh.
Năm 2011, đề thi môn văn học kỳ của trường THPT Lê Hồng Phong đã khiến cộng đồng mạng rất thích thú, dân mạng đánh giá đây là một đề thi văn gần gũi và nhiều cảm xúc nhất. Sự đón nhận nhiệt tình của học sinh và cư dân mạng khiến những đề văn dạng này xuất hiện nhiều hơn.
Nội dung đề thi là nhắc lại thái độ vô cảm của nickname “Kẹo mút chơi bời” về cái chết của một nạn nhân tai nạn giao thông. Và hình ảnh của anh Trần Đỗ Huy - người chỉ còn duy nhất ngón tay út cử động được nhưng đã dành tất cả sức lực, của trái tim còn lành lặn của mình để giúp đỡ cho những số phận tật nguyền khác (được đăng trên Tuổi Trẻ ngày 30-11). Và câu hỏi của đề thi là điềm rất mới: “Hai câu chuyện trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lối sống của một trái tim không tật nguyền?...”.