Loài cá này được người Mường gọi là “cá thần”, mình tựa cá trắm, miệng giống cá trôi, vẩy và đuôi giống cá chép. Đàn cá sống với số lượng lớn trong một dòng suối bắt nguồn từ hang đá thuộc dãy núi Trường Sinh.
Điểm đặc biệt là quần thể cá tuy rất đông nhưng chỉ bơi trong giới hạn chừng 150 m gần cửa hang mà không bao giờ vượt ra khỏi suối tới các ruộng nước, ao đầm kề đó. Suối cá sống không có mùi tanh, cũng không có hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau.
Những người Mường sinh sống nơi đây không bao giờ ăn cá trong suối. Người dân luôn coi suối cá là chốn linh thiêng, mang lại sự bình yên, no ấm nên dân làng.
Cho đến nay, suối cá thần vẫn là một điểm du lịch khiến du khách không khỏi tò mò…
Đàn cá thần đông đúc trước cửa hang.
Du khách có thể tới gần chụp ảnh, ngắm nhìn đàn cá bơi lội.
Những chú "cá thần" tung tăng bơi lội dưới làn nước suối trong vắt.
Không ai có thể biết chính xác số lượng của 'suối cá thần' này là bao nhiêu.
Ngoài suối cá thần, du khách có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của các khối nhũ đá trong quần thể hang động khi tới thăm thôn Lương.
Thạch nhũ lấp lánh dưới ánh đèn.
Những hình khối vô cùng kỳ thú.
Với lịch sử kiến tạo hàng ngàn năm...
Và đến đây khách du lịch còn được trò chuyện, tìm hiểu phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc sống ven suối cá thần. Trong ảnh là bà cụ người Mường bán hàng thổ cẩm chúng tôi gặp trên đường đi thăm động.