Cảnh sát giao thông đòi giấy tờ trước khi báo lỗi vi phạm, đúng hay sai?

Hoàng Đan |

(Soha.vn) - Việc cảnh sát giao thông không báo lỗi ngay mà yêu cầu phải xuất trình giấy tờ trước mới cho biết lỗi như vậy có đúng không?

Một bạn đọc ở Chương Mỹ (Hà Nội) phản ánh, anh đang điều khiển phương tiện giao thông đi bình thường trên đường thì một đồng chí cảnh sát giao thông ra tín hiệu yêu cầu anh táp vào lề đường. Khi táp vào lề đường, anh thấy, tất cả người điều khiển phương tiện xe máy đi qua đoạn đường này, đều bị tổ cảnh sát giao thông này ra tín hiệu yêu cầu vào kiểm tra.

Cùng với đó, sau khi cảnh sát giao thông chào anh, anh đề nghị cho biết anh đã vi phạm lỗi gì, tuy nhiên người CSGT lại yêu cầu anh phải xuất trình giấy tờ thì mới cho biết lỗi.

Vậy, việc tất cả người điều khiển phương tiện xe máy đi qua đoạn đường này đều bị tổ cảnh sát giao thông này ra tín hiệu yêu cầu vào kiểm tra và việc cảnh sát giao thông không báo lỗi ngay mà yêu cầu phải xuất trình giấy tờ trước mới cho biết lỗi như vậy có đúng không?

Trả lời:

Trao đổi với PV, Luật sư Triệu Trung Dũng, Trưởng Văn phòng Luật sư Triệu Dũng và cộng sự (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định hiện hành, việc kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông hoặc tại Trạm Cảnh sát giao thông phải có kế hoạch được Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện trở lên phê duyệt.

Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet).

Tại điều 14, chương V của Thông tư 65/2012/TT- BCA quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ quy định về các trường hợp được dừng phương tiện như sau:

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

Bạn đọc có thể gửi các câu hỏi tình huống, thắc mắc về tòa soạn theo email: [email protected] hoặc đóng góp ý kiến ở phần Comment cuối bài.

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, ở đây lực lượng cảnh sát giao thông phải phát hiện được hành vi vi phạm của người tham gia giao thông thì mới có quyền dừng xe.

Khi đã dừng xe vào, thì phải chào và phải thông báo rõ lỗi cho người vi phạm, rồi mới yêu cầu cho xem giấy tờ.

Còn nếu không thực hiện đúng như vậy thì sai so với quy định của pháp luật.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại