Tết bình dân của 'tay chơi hàng hiệu' Hà thành
Cũng như những bà nội trợ khác, chị Hoàng Dung (36 tuổi) từng được nhiều người biết đến với bộ sưu tập đồ hiệu khủng cũng khá lo lắng khi Tết đến. Có lẽ câu cửa miệng của chị cũng như nhiều người khác là 'sắp đến Tết rồi'.
Với bà mẹ trẻ hiện đại như chị Hoàng Dung cũng quan niệm rút gọn những thủ tục quá rườm rà để Tết không quá nặng nề và khuôn mẫu.
Tuy nhiên, gia đình chị cũng mong muốn lưu giữ lại chút hương vị Tết xưa nên chị đã đưa ra những kế hoạch chuẩn bị cho ngày lễ này khá chu đáo, đặc biệt là quan tâm đến bữa ăn cùng đại gia đình.
Trước Tết 2 tuần, chị Hoàng Dung bắt đầu lên kế hoạch những sản phẩm cần mua cho gia đình, họ hàng, bạn bè hay các mối quan hệ.
'Việc lên kế hoạch này của mình để tránh việc mua thừa hoặc thiếu, hoặc không chủ động được thời gian dẫn đến không chu toàn được mọi việc.
Gần Tết có rất nhiều việc phải làm ở cơ quan, có nhiều nơi phải đi đối ngoại nên nếu không có kế hoạch sớm thì rất dễ bị cập rập và chắc chắn sẽ xảy ra thiếu sót. Tôi luôn muốn mọi thứ phải chỉn chu và có kế hoạch rõ ràng', chị Dung chia sẻ.
Bản thân chị chia rõ những sản phẩm cần mua sớm và những sản phẩm có thể giáp Tết mới mua. Tự tay chị chuẩn bị muối hành cũng như làm mứt để phục vụ gia đình dịp này nhằm đảo bảo vệ sinh.
Chị Dung cũng chi biết thêm, gần Tết các siêu thị thường có các chương trình giảm giá, nhưng quan điểm của chị là chỉ mua những thứ mình cần, chứ không phải mua vì giá hấp dẫn.
Thực tế cho thấy, nhiều khi sức hấp dẫn về giá khiến ta hay mua về những thứ không thật cần thiết, thậm chí không dùng đến. Như vậy, nếu xét về hiệu quả kinh tế thì sẽ không cao'.
Với trang phục dịp Tết, 'tay chơi hàng hiệu' cho biết bản thân không mua sắm nhiều vì chị mua quần áo khá thường xuyên mà không nhân dịp nào đặc biệt cả. Ngoài ra, chị chỉ mua sắm thêm quần áo mùa đông cho 2 con mặc Tết.
Với chị Hoàng Dung, Tết không phải là dịp tiêu tiền cho 1 năm làm việc vất vả, mà là thời điểm được ở cạnh, chăm sóc cho gia đình nhiều hơn. Có lẽ vì vậy mà phần lớn chi phí cho dịp này của đều dành cho gia đình.
Tết 'đốt tiền' của bà mẹ trẻ 2 con
Với bà nội trợ Trần Bảo Châu (sinh năm 1982, Hà Nội) dù vô cùng tốn kém trong việc chi tiêu Tết nhưng với chị đó là niềm vui ngày cuối năm.
Chị Bảo Châu quan niệm, mua sắm tặng quà dịp cuối năm thể hiện sự quan tâm, yêu thương với các thành viên trong gia đình nên bản thân tiêu tiền khá mạnh tay.
Chia sẻ về việc chi tiêu Tết của gia đình, chị Bảo Phương hào hứng kể: 'Bình thường, mỗi tháng bản thân mình chi tiêu riêng cá nhân đã hết khoảng 30 triệu rồi nên dịp Tết việc chi mạnh tay 1 chút có gì là quá đắn đo.
Mỗi năm chỉ có 1 cái Tết thôi mà, chuẩn bị tươm tất hy vọng sẽ sung túc cả năm.'
Chị Bảo Phương liệt kê các khoản chi tiêu Tết của gia đình gồm:
- Trang hoàng nhà cửa (gồm đèn nháy, hoa, đèn lồng, câu đối… trong đó đắt nhất là các loại hoa tươi, hoa khô trang trí phòng khách và các phòng riêng): 5 triệu
- Thực phẩm (gồm hoa quả nhập ngoại, thực phẩm khô và thực phẩm tươi cho 5 ngày Tết và đón khách): 15 triệu
- Đi liên hoan tất niên: 10 triệu
- Lì xì (Biếu ông bà 2 bên: 10 triệu, lì xì con cháu: 15 triệu): 25 triệu
- Biếu ông bà 2 bên: 20 triệu mua sắm Tết
- Qùa biếu người thân: 7 triệu
- Từ thiện, công đức, lễ chùa dịp Tết: 10 triệu
- Mua trang phục cho cả gia đình (4 người): 10 triệu
- Xăng xe ô tô đi lại về quê ở Thái Bình (100km): 2 triệu
Như vậy, tính cả những chi phí khác phát sinh trong dịp Tết của gia đình chị Bảo Phương lên đến hơn 100 triệu.
Đây đều là những chi phí thiết yếu cho tiêu dùng dịp Tết. Tuy nhiên, những gia đình có điều kiện kinh tế kém hơn cần lên kế hoạch chi tiết cũng như cân đối các khoản chi tiêu.