8 luận điểm chứng minh "cấm ngủ trưa" của FPT IS là vô lý

Độc giả Hữu Tuyến |

(Soha.vn) - "Từ 8 yếu tố đó có thể thấy rằng việc ngủ trưa là điều không thể thiếu đối với người làm việc ở Việt Nam..."

LTS: Trong những ngày qua, quy định cấm ngủ trưa tại FPT IS đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, theo dõi của không chỉ riêng nhân viên FPT mà đã trở thành đề tài tranh luận sôi nổi trên nhiều diễn đàn, fanpage. 

Để rộng đường dư luận, dưới đây chúng tôi xin trích đăng ý kiến của độc giả Trần Hữu Tuyến về vấn đề này.

"Chuyện là ở Việt Nam có công ty FPT IS, công ty này thường xuyên làm việc cường độ cao. Vì vậy, họ yêu cầu nhân viên không ngủ trưa để làm việc kịp kế hoạch với các đối tác.

Quy định này nên hay không?

Tôi xin đưa ra một vài phân tích để chứng minh rằng yêu cầu này hoàn toàn vô lý. Nếu Công ty làm là Kế hoạch Dự án kiểu ngắn vài tháng tập trung để làm kịp yêu cầu, tiến độ, thì được. Nhưng nếu là lâu dài thì chắc chắn không ổn! Vì sao?  Cần so sánh cách làm, sức khỏe của người phương Tây so với Việt Nam, nếu chỉ ốp nguyên si một cách cứng nhắc, sẽ tạo ra rất nhiều bất cập. 

Vậy nên, để đưa ra quyết định đún đắng, chúng ta cần xem xét các yếu tố:

1. Cơ chế dinh dưỡng

Cách ăn và tỷ lệ chất của các nước phương Tây so với Việt Nam khác nhau rất nhiều. Người lao động dù là công nhân hay dân văn phòng thường không có sự chuẩn bị trước và khoa học cho bữa trưa của mình. Họ vẫn ăn trưa theo thói quen qua loa, tạm bợ, không đủ chất, bữa no bữa đói. Do đó, giờ làm việc buổi chiều thường không đạt hiệu quả tốt nhất có thể, hay mệt mỏi. 

2. Thể trạng

Cơ chất sinh lý học tự nhiên là một yếu tố cũng rất quan trọng. Ở khía cạnh này, thể trạng người Tây Âu rất khác Việt Nam. Nhiều khi nữ nhi của họ cũng khỏe hơn không ít đấng mày râu ở nước ta. Do đó, không thể đơn thuần ốp cường độ làm việc, thời gian... của người phương Tây vào các công ty ở Việt Nam. 

3. Chất lượng về thiết kế không khí và ánh sáng văn phòng

Chất lượng thiết kế các tòa nhà làm việc tưởng chừng như vô hại nhưng lại có tầm ảnh hưởng không nhỏ. Phần lớn thiết kế các toà nhà làm việc ở Việt Nam ở dạng kín mít, dày đặc khí máy tính, tạo cảm giác rất ngột ngạt.

Tổng luồng khí trong tòa nhà bao  gồm các phần: Lưu khí (Phần khí đọng quẩn trong nội tòa nhà không thoát ra ngoài), Khí máy tính (Hàng trăm chiếc hoặc có thể là hàng nghìn), khí Co2, khí điều hòa thường ở mức lạnh quá (cũng không có nhiều O2). Điều đó đồng nghĩa việc các nhân viên phải ngồi làm việc trong môi trường ngột ngạt quanh năm.

Chưa kể việc tầm nhìn làm quy hoạch địa thế xung quanh về cây cối nhiều nơi cũng có vấn đề. Họ thường bỏ quên yếu tố trồng những cây to, tạo không khí thoáng mát, dẫn đến hàm lượng khí O2 được bổ sung thêm cũng thấp. Có không ít nơi, trên một diện tích rộng lớn không có nổi 1 cái cây nên rất ngột ngạt, đặc biệt những ngày nắng nóng gay gắt.

Cộng 2 cái vào là ra mức O2 bình quân cực thấp. Mức O2 thấp là một phần nguyên nhân do không lưu thông khí gây ra hiện tượng hay mỏi mệt.  Có những công ty làm việc mà chỉ mới đến 10h nhân viên bắt nhiều người cảm thấy đầu óc quay cuồng, mệt mỏi khắp người.

Như vậy, việc thiết kế, bài trí một nơi làm việc cũng có phần ảnh hưởng tới chất lượng công việc.

 4. Tác động của cơ cấu khí hậu tới cảm nhận, thói quen, sức khỏe và năng suất

Đặc thù thời tiết giữa các nước ôn đới và nhiệt đới là quá rõ. Ở các nước có khí hậu ôn đới, thời tiết trong ngày ít thay đổi và dễ chịu hơn rất nhiều so với Việt Nam cũng như nhiều nước khác.

Cụ thể là tọa độ vị trí địa lý của Việt Nam là nhiệt đới nằm ngang chính giữa lòng châu Phi về tọa độ trên bản đồ Thế giới. Cho nên, nhiệt độ mùa hè nóng khủng khiếp, không khác gì châu Phi. Vào mùa Hè, nếu chỉ ngồi trong phòng điều hoà thì mọi thứ rất bình thường. Nhưng bạn chỉ cần chạy ra ngoài 10-15 phút vào buổi trưa là mệt lử. Mùa Đông lại có gió nhiệt đới ẩm, lạnh thấu xương nên dù có ngồi trong nhà, đóng kín cửa vẫn thấy lạnh.

Trong khi đó tác động khí hậu là một phần khiến hình thành thói quen nghỉ, ngủ trưa của 50-60% dân số.

5. Văn hóa, tác phong làm việc ảnh hưởng tới sức khỏe

Đây là yếu tố quan trọng nhất. Nhân viên của rất nhiều công ty tại Việt Nam đang làm việc theo kiểu ngồi một chỗ quanh năm, suốt tháng, ít vận động dẫn đến việc họ rất nhanh mệt mỏi.

Thống kê thực tế qua quan sát cho thấy khoảng 95% các nơi làm việc văn phòng của Việt Nam đều gặp phải vấn đề này. Còn với các nước phương Tây, họ chăm lo và giải quyết rất tốt chuyện này vì họ có người tư vấn hỗ trợ, trong thiết kế các chất lượng chuẩn công nghiệp đã có đạt chuẩn khá cao, cải tiến nhiều lần, đạt ngưỡng, được lâu dài, các nơi thường mô phỏng, thực hiện theo những sáng kiến tốt.

Nhờ đó, họ đạt được hiệu quả cao trong công việc.

Còn ở Việt Nam, rất nhiều người ngồi làm việc 8-12h tiếng/ ngày thường:

- Tay hay bị cao quá lâu dài, gây giảm tập trung, tốc độ, trí nhớ, đau cổ tay.

- Lưng đệm không đúng vị trí lực, gây mỏi.

- Cổ bị với, dướn, làm khớp cổ mỏi.

 - Mắt nhìn vào màn hình có bố cục ít chuẩn, cỡ chữ bị quá nhỏ, quá to... và bị ánh sáng chiếu gián tiếp nên dễ mắc triệu chứng Computer Vision Syndrome  - Triệu chứng mắt liên quan tới máy tính.

- Chân ngồi không chạm đất và kê cao trước để dãn lực, giảm lực nén dồn lên hông, gây nghẽn, đau hông, đau lưng, đau đầu gối.

- Bài tập thể lực để gia tăng bổ sung các phần ít vận động để tạo cân đối không có nhiều.

- Cơ chế Định kỳ vận động cũng chưa xác định rõ chuẩn để tự động hóa.

Như vậy, ngồi lệch nhiều cho nên cứ đến trưa là cơ thể nhiều phần mỏi, mệt, ngủ gục.

6. Thói quen xem nhẹ sức khỏe

Suốt những năm tháng đi học, đa phần học sinh và sinh viên thường quá chú tâm vào học lý thuyết, họ đã vô tình xem nhẹn phần Tập thể lực thể chất và Dinh dưỡng, hoặc có thì quá sơ sài, thiếu bài bản. 

Lúc đi làm, số lượng người có sức khỏe yếu chiếm số lượng không nhỏ. Về phần Giấy khám sức khoẻ cũng thường làm qua loa, lấy lệ, không chính xác. Bên cạnh đó, các công ty không có các Bộ phận chuyên về Sức khỏe lao động, không như các nước phương Tây.

7. Không biết bảo vệ bản thân

Phần thời gian đi đường đi làm hàng ngày không biết cách bảo vệ hít nhiều bụi, khói xe, và mắt bị bụi nhiều, là một nguyên nhân gây vì sao buổi trưa mỏi mệt.

Nhưng, bên Tây có các điều kiện khác, bên Singapore khác, bên Nhật càng khác. Thời gian đi làm, đường sá sạch bong không một tí bụi nào.  Họ quản lý theo bộ 5 tiêu chuẩn: Quy trình công nghiệp - Luật pháp - Ý thức người dân - Giáo dục và phân tích cạnh tranh giữa các quốc gia.  Nhưng Việt Nam không đạt được các yếu tố như thế.

8. Thời gian đi bộ của họ nhiều hơn Việt Nam gấp 3-5 lần nên cơ thể của họ khỏe hơn

Tính bình quân, hoạt động của người Việt Nam đi bộ khá ít trong một ngày. Đi xe, ngồi. Ở cơ quan, ngồi.  Về nhà, ngồi. Như vậy là, một ngày ngồi từ 6- 12 tiếng. Vận động ít hơn hẳn, do đó các phần cơ bị yếu nên hay mệt.

Từ 8 yếu tố đó có thể thấy rằng việc ngủ trưa là điều không thể thiếu đối với người làm việc ở Việt Nam. Vậy nên, để giảm cảnh vật vờ, tạm bợ dẫn đến những cảnh tượng không đẹp mắt, chỉ việc thiết kế một không gian phòng nghỉ, ngủ thích hợp.

Mời bạn đọc gửi những ý kiến chia sẻ về vấn đề "nên hay không nên ngủ trưa" vào địa chỉ Email: [email protected] Chúng tôi sẽ duyệt để ĐĂNG TẢI TRẢ NHUẬN BÚT CHO BẠN TRONG VÒNG 24 GIỜ.

> Xem chi tiết chương trình: Trả Nhuận bút trong 24 giờ

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại