"Cú đấm móc" của Trung Quốc
Để đáp trả "phát súng đầu tiên" được Washington khai hỏa trước đó vào ngành sản xuất chip của Trung Quốc, Bắc Kinh đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu kim loại đất hiếm - chủ yếu là Gali và Germani.
Và "cú đấm móc" tiếp theo của họ là việc hạn chế xuất khẩu một số máy bay không người lái (UAV/Drone) và các thiết bị liên quan tới chúng.
Động cơ điện, cảm biến đo khoảng cách bằng laser, camera nhiệt, thiết bị gây nhiễu UAV/Drone và một số thiết bị liên lạc hiện đang được Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ với tuyên bố là để "bảo vệ an ninh quốc gia".
Các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ cần phải có 1 giấy phép đặc biệt đối với UAV/Drone nặng hơn 0,25 kg và trọng lượng cất cánh tối đa là 7 kg. Cần lưu ý rằng những UAV/Drone loại này đều có thể trở thành vũ khí cường kích nếu được các lực lượng vũ trang sử dụng.
Không những vậy, Trung Quốc đã đưa ra một số hạn chế riêng với các UAV/Drone có khả năng thả hàng - dường như họ đang "quan ngại sâu sắc" về việc các Drone dân sự của hãng DJI đang được sử dụng tích cực trong các hoạt động quân sự
Hình minh họa.
Do có những hạn chế nghiêm ngặt đối với việc xuất khẩu các sản phẩm liên quan, DJI cũng đã đưa ra tuyên bố như sau:
"Chúng tôi chưa bao giờ phát triển hoặc sản xuất các sản phẩm hoặc thiết bị cấp quân sự, cũng như chưa bao giờ quảng bá hoặc bán sản phẩm của mình để sử dụng trong các cuộc xung đột hoặc chiến tranh..."
Bất chấp tuyên bố này, thật khó để bác bỏ số lợi nhuận lên tới hàng tỷ USD mà nhà sản xuất UAV hàng đầu Trung Quốc đang kiếm được từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Câu hỏi duy nhất là loại UAV/Drone nào hiện không được sử dụng trên chiến trường? Có lẽ câu trả lời là không có - ngay cả những Drone "đồ chơi" với thời gian bay hơn 10 phút vẫn có chỗ đứng trong các hoạt động tác chiến đô thị.
Hình minh họa.
Nhằm vào Mỹ và đồng minh?
Người Mỹ có một cách tiếp cận phức tạp với DJI.
Từ năm 2017, Washington đã cấm Quân đội Mỹ (US Army) trang bị các Drone do DJI sản xuất và vào năm 2020, lệnh cấm đã được áp dụng cho các lực lượng đồng phục khác.
Sau đó họ thậm chí còn cấm đầu tư vào DJI với lo sợ rằng sự bùng nổ về vốn hóa của nhà sản xuất UAV/Drone tốt nhất thế giới. Theo họ, một doanh nghiệp kiểu này phải do người Mỹ kiểm soát nhưng thực tế là DJI vẫn nằm dưới "cái bóng" của Bắc Kinh.
Mặt khác, những hạn chế này hoàn toàn không ràng buộc họ sử dụng các sản phẩm của công ty trong các lĩnh vực khác - có tới 90% Drone được cảnh sát, lính cứu hỏa và nhân viên cứu hộ Mỹ sử dụng đều đến từ DJI.
Có thể hiểu các hạn chế mới được Bắc Kinh đưa ra là nhằm vào các thiết bị lưỡng dụng - thực tế là nhằm vào một số bên bao gồm người Mỹ sử dụng UAV/Drone Trung Quốc trong xung đột.
Hình minh họa.
Cửa sau cho các "khách ruột" Nga?
Nhìn từ bên ngoài, Nga đang lâm vào thế "trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết" khi các lực lượng vũ trang của nước này đang ngày càng "nghiện ngập" thiết bị của DJI.
Nhưng thực tế là người Nga không chỉ phụ thuộc vào các sản phẩm đóng gói đến từ DJI - "sự hỗ trợ" còn đến từ các linh kiện để tự lắp ráp Drone. Và điều không có gì bí mật là một phần đáng kể linh kiệ dùng để chế tạo ra Drone "Made in Russia" đã và đang đến từ Trung Quốc.
Chúng là các linh kiện liên quan tới điều khiển, cảm biến quang học (không nằm trong danh sách hạn chế) và động cơ điện.
Và một tin vui là động cơ điện có công suất dưới 750 W không nằm trong danh sách hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc. Và hầu hết động cơ cho các Drone trinh sát và FPV (góc nhìn thứ nhất - thường được cải tạo thành đạn lảng vảng) của Nga đều có công suất từ 300 đến 500 W
Hình minh họa.
Giống như lệnh cấm xuất khẩu động cơ xăng hạng nặng trước đó, động cơ điện trên 750 W không được sử dụng để chế tạo ô tô ở Nga mà ngược lại người Ukraine lại rất ưa thích những UAV được chế tạo từ các động cơ loại này - để bay đường dài tới Nga.
Đây có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là một "cửa sau" cho Nga vẫn là một câu hỏi lớn.
Tiếp theo là về các cảm biến đo khoảng cách bằng laser và camera nhiệt, có thể nói Trung Quốc đang nỗ lực cấm các thiết bị "chuẩn quân sự" và chỉ để lại các sản phẩm dân sự và săn bắn.
Điều này thực tế không đáng lo ngại vì ở Ukraine người Nga (bao gồm cả các tổ chức và cá nhân) đều chỉ đủ tiền để mua các sản phẩm dân sự chứ chưa thể nâng cấp lên "chuẩn quân sự".
Cuối cùng là hạn chế riêng với việc xuất khẩu các thiết bị có khả năng thả hàng - không ai cấm các tình nguyện viên người Nga mua Drone Trung Quốc sau đó tự chế và lắp đặt các thiết bị có tính năng tương tự.
Có thể nói nếu sự phụ thuộc của các lực lượng Nga vào DJI đang bị ảnh hưởng thì ảnh hưởng này là "có điều kiện" - nhưng chúng không phải là vấn đề lớn.
Hình minh họa.