Cốt cách là yếu tố được định hình trong con người từ lúc nhỏ và sẽ ảnh hưởng tới kết quả cả một đời. Cốt cách không phải trời sinh mà có, chỉ có thể hình thành thông qua quá trình rèn luyện, trưởng thành.
Để hiểu rõ nhất cốt cách của một người chính là cần quan sát cách họ làm việc, sống và đối xử với mọi việc xung quanh.
Điều đó cần phải có thời gian tiếp xúc lâu dài hoặc quan sát tinh ý trong những thời điểm bộc lộ cảm xúc tức giận của đối phương để nhìn ra cốt cách của họ.
Người xưa từng nói “Nóng giận là bản năng nhưng tĩnh lặng là bản lĩnh”. Vì thế để hiểu được bản chất thực sự của một người cách chuẩn xác nhất là quan sát khi đối phương tức giận.
Đừng nên hợp tác với kiểu người dễ tức giận bởi những chuyện nhỏ nhặt
Có lần Tiêu Thành và sếp hẹn khách hàng đi ăn, ngồi một lúc thì thấy anh ta hấp tấp chạy tới. Hóa ra, anh ta vừa đến thì thấy chỗ để xe đã chật rồi. Vì khi đánh xe vào khó khăn vì vậy không kiềm chế được bực tức lèm bèm mấy câu.
Người đậu xe gần đó nghe thấy, không kiềm chế được mà 2 người đàn ông đã lao vào cãi nhau lớn tiếng và gần như đánh nhau.
Sau này khi bắt đầu hợp tác dự án ban đầu cuộc chia sẻ diễn ra thuận lợi nhưng khi đàm phán xong hợp đồng, bên phía anh khác hàng kia vẫn khăng khăng với những điều khoản không thể thỏa thuận.
Khi Tiêu Thành nói với sếp và ông bảo: “Vậy thôi đi, chúng ta không hợp tác nữa.
Hôm trước đi ăn, chỉ vì chỗ để xe mà anh ta chấp nhặt mà cãi nhau, gây gổ với người lạ. Sau này nếu chúng ta hợp tác hạng mục này chắc chắn chỉ cần 1 vấn đề nhỏ thôi cũng sẽ khó thỏa thuận với anh ta.”
Bất luận là bắt đầu sự nghiệp, làm việc hay cách sống chúng ta thường nhắc về cốt cách. Cốt cách của một người được trả lời bằng lý do vì sao anh ta lại tức giận.
Và người chỉ vì chuyện nhỏ nhặt mà tức giận thì thường có cốt cách không lớn. Người có cốt cách là dẫu có bực tức đến cực trào thì họ vẫn biểu lộ một khuôn mặt bất biến.
Khi đã thua từ cốt cách thì cố gắng đến đâu cũng không thể thắng lợi
Tiêu Thành có một người bạn. Đó là kiểu người mà hầu hết xung quanh mọi người đều từng gặp. Anh ta làm việc cho 1 công ty nhỏ, không kiếm được nhiều tiền và cuộc sống của anh ấy cũng chẳng có gì đặc biệt.
Khi biết về công việc của anh ta chẳng kiếm được bao nhiêu, có người hỏi anh ấy tại sao anh không đổi việc, anh lại lắc đầu: “Chủ yếu là anh thấy công việc này không có quá nhiều thời gian và cũng không quá vất vả.
Các cậu cả ngày cứ bận như chong chóng mà tôi làm việc cứ nhàn nhã như vậy nhưng vẫn có tiền lương đều để sống, vậy là đủ.”
Rồi bỗng dưng một ngày, tự dưng anh ta gọi hẹn chúng tôi đi uống rượu.
Quả nhiên ngay khi ngồi xuống anh ta đã nói công ty sắp giải tán, đã hai tháng mà chưa được nhận lương mà cũng chưa tìm được việc mới.
Đến bây giờ anh và một nhóm đồng nghiệp mới đứng lên đoàn kết, chiến đấu với sếp đòi lại quyền lợi.
Thế nhưng vì đâu anh ta đã gặp phải chuyện đen đủi và hết sức tồi tệ này sau một thời gian dài mới dám phản kháng?
Có lẽ lí do là vì anh ta đã tự mình đánh mất giá trị của bản thân cho nên anh ta không có quyền để nổi giận và quyền để đòi hỏi với sếp.
Một người không tự tạo cho bản thân sức mạnh, giá trị và cốt cách tốt thì sự tức giận của họ cũng sẽ rất yếu ớt. Bản thân cốt cách của họ đã thua trước tiên vì thế dù cho có nỗ lực nhưng họ luôn luôn ở thế yếu.
Người có cốt cách lớn thì có rất ít tính toán, so bì
Vài ngày trước, tôi xem lại bộ phim kinh điển "Trái tim dũng cảm". Nhân vật chính William Wallace đã lãnh đạo người dân Scotland chống lại sự độc tài của vua Anh.
Trong trận chiến Cầu Stirling, William Wallace đã chỉ huy dân quân Scotland đánh bại quân đội chính quy của nhà vua và tinh thần của Scotland được nâng lên rất nhiều.
Sau đó, trong buổi lễ phong tước hiệp sĩ của mình, William Wallace không quan tâm đến các lãnh thổ và quyền thừa kế khiến các quý tộc tranh cãi, tức giận.
Ngay cả sau khi bị đồng bào phản bội và bị kẻ thù bắt, gương mặt của ông chỉ còn lại sự hoang mang và thất vọng chứ không hề tức giận.
Trong lòng William Wallace có những dòng sông lớn của Scotland và những người dân của mình. Bạn có nghĩ rằng anh ấy sẽ tức giận vì địa vị của chính bản thân, sự phản bội của đồng đội và thậm chí cả sự sống và cái chết của chính mình không?
Trong con người chúng ta rất ít người có bản lĩnh khống chế, bỏ đi phần “con” trong mình. Chúng ta luôn có sự tính toán, so bì lẫn nhau.
Thế nhưng những cốt cách lớn thì khác, họ bỏ đi sự tính toán so bì trong mình để hướng tới những mục đích cao cả.
Cốt cách càng lớn thì cuộc đời càng nhiều vận may
Những người luôn sống bởi sự nhỏ nhen, tấm lòng chật chội, cuộc đời họ chỉ là những chuỗi ngày lặp đi lặp lại những cơn tức giận đến mệt mỏi, ghen ghét và đấu đá.
Họ không có cơ hội để biết cuộc sống này có rất nhiều sự bất ngờ dành cho họ
Nếu bạn tức giận vì chồng đôi khi làm việc quá muộn không thể đi xem phim với bạn, thì hãy làm quen với việc anh ấy không được công ty trọng dụng lại và đối mặt với khủng hoảng có thể bị cho nghỉ việc bất cứ lúc nào.
Khi cốt cách của một người đủ lớn thì họ sẽ không bị chìm lẫn vào với những điều tầm thường của cuộc sống.
Bạn càng tức giận vì những điều nhỏ nhặt thì bản thân sẽ càng mất giá trị. Điều đó khiến bạn càng không có khả năng xem xét các vấn đề lớn và dài hạn.
Vòng luẩn quẩn cứ lặp đi lặp lại, bạn sẽ lún sâu vào vũng bùn tầm thường, lâu ngày sẽ khó tự giải thoát cho mình.
Khi ngừng bận tâm những chuyện "lông gà vỏ tỏi", kiềm chế tức giận bởi những thứ nhỏ nhặt trong cuộc sống, cốt cách của bạn cũng từ từ được bồi đắp.
Khi ngừng so đo, ích kỷ, con người mới có thể sống cuộc đời thảnh thơi.
Dám làm dám chịu, hiểu rõ trách nhiệm của bản thân mới là tấm danh thiếp đẹp nhất của đời người.
Cốt cách quyết định cái tầm của cuộc sống. Một người bồi đắp được một cốt cách đủ lớn thì sẽ có được những khả năng vô hạn.