Công Vinh nhìn HLV Miura là nhà cách tân hay “đao phủ”?

Thanh Hà |

Câu chuyện Công Vinh mời HLV Miura về hợp tác với CLB TP.HCM vẫn là "tình huống giả định". Nhưng HLV Miura có ưu điểm gì?

Công Vinh vốn là học trò của HLV Miura và nếu như "mối tình này tái hợp" thì vai vế đảo ngược, Công Vinh là ông chủ còn HLV Miura là người…làm công. Chuyện đó cũng không vấn đề gì. Bóng đá chuyên nghiệp mà. Cơ bản là nếu như Công Vinh cảm mến tài năng của chiến lược gia người Nhật thì anh sẽ mời Miura về.

Công Vinh nhìn HLV Miura là nhà cách tân hay “đao phủ”? - Ảnh 1.

HLV Miura rất "kết" những cầu thủ có lối chơi nhiệt như Trọng Hoàng

Phát biểu với báo chí, Công Vinh cảm nhận được tài năng và lòng tận tụy, sự nhiệt huyết của ông thầy cũ mình, đó mới là "chìa khóa" của vấn đề. Chủ- tớ chẳng có gì quan trọng. Câu hỏi đặt ra là HLV Miura là "đao phủ" hay nhà cách tân.

Các đội tuyển Việt Nam dưới thời Miura bị phê phán là chọn lối chơi cứng rắn, vào bóng không khoan nhượng, điều này hoàn toàn không phù hợp với bóng đá Việt Nam vốn cầu thủ có tố chất kỹ thuật, nhỏ con?

Công Vinh nhìn HLV Miura là nhà cách tân hay “đao phủ”? - Ảnh 2.

Tuyển Việt Nam có kỹ thuật và tinh tế cũng cần phải chơi cứng rắn và "nhiệt"

Cuộc cách mạng nào cũng trả giá bằng "máu", và sự giằng co quyết liệt giữa thế lực cũ và thế lực cách tân. HLV Miura đến với bóng đá Việt Nam, ông chuộng những mẫu cầu thủ cao to, sau đó đào tạo tiếp. Những cầu thủ chơi "nhiệt" cỡ như Trọng Hoàng, Quế Ngọc Hải, rất được ông trọng dụng, ngoài ra là những cầu thủ có thể hình tốt.

Thực chất câu chuyện HLV Miura bị các nhà chuyên môn Việt Nam và cả số đông người hâm mộ "chê" chọn lối chơi "chém đinh chặt sắt" chưa hẳn đã đúng. 

Chẳng có HLV nào đến từ những nền bóng đá hiện đại, tiên tiến bản thân HLV được đào tạo bài bản như Miura (ở Đức) lại chỉ vẽ học trò lối chơi triệt hạ đối phương, làm gãy giò gãy cẳng đối phương cả. Nó khác hẳn với thứ bóng đá "nhiệt" và cống hiến.

Hãy nhìn bóng đá Hàn Quốc và Nhật Bản ngày nay họ đá thế nào? Rất "nhiệt" vào bóng rất quyết liệt, áp sát cực nhanh và tốc độ, nhịp độ trận đấu cực cao. Bóng đá Việt Nam phải nâng tầm điều này thù mới từ từ phát triển toàn diện được.

Công Vinh nhìn HLV Miura là nhà cách tân hay “đao phủ”? - Ảnh 3.

Nuốt trọn vài chục vòng chạy quanh sân cùng cầu thủ với Miura là...bình thường

Các chuyên gia Việt Nam nói rằng, cầu thủ Việt Nam ưu thế kỹ thuật nhưng chưa hẳn. Gặp Thái Lan nhiều lần, Thái Lan đã "dạy" cho các đội tuyển Việt Nam về lối chơi kỹ thuật, thậm chí là Tiqui- Taka. Xét về kỹ thuật không thôi bóng đá Việt Nam nằm dưới Thái Lan rất nhiều và cũng chỉ ngang hoặc bằng Indonesia, Malaysia mà thôi.  

Trong nhiều đặc trưng của cầu thủ Việt Nam thì yếu tố kỹ thuật chỉ "vượt trội" một tí mà thôi. Song bóng đá hiện đại dù "Tiqui- Taka" hay lối chơi hùng hục…đều phải đảm bảo hoàn toàn đủ sức mạnh, sức khỏe, va chạm và chơi tần suất cao 90 hoặc 120 phút. Xét về các yếu tố này thì bóng đá Việt Nam chưa được gì cả.

Công Vinh nhìn HLV Miura là nhà cách tân hay “đao phủ”? - Ảnh 4.

Thể lực, sức mạnh của cầu thủ Việt Nam kém ra Malaysia, Indonesia, Thái Lan

Các đội tuyển Việt Nam chơi rắn mặt cũng chưa hẳn và chơi nặng chất kỹ thuật thì cũng chẳng hơn ai, đó mới là vấn đề. Và tất nhiên phải nâng cấp. 

Ở tầm Đông Nam Á, bóng đá Việt Nam còn chưa đâu vào đâu huống gì ra châu lục bằng thứ bóng kỹ thuật ấy. Ngay cả khu vực và châu lục thì "cái kỹ thuật" cũng cần nâng cấp nhiều về sức mạnh, sức va chạm nữa thì mới có thể dần tiếp cận. 

Hãy nhìn như. Hãy nhìn những đội U-23, tuyển quốc gia gặp các đội Thái Lan, Indonesia, Malaysia thời gian gần đây thì biết, đâu hơn gì họ và thua nhiều hơn.

Công Vinh nhìn HLV Miura là nhà cách tân hay “đao phủ”? - Ảnh 5.

Công Vinh hiểu được giá trị của HLV Miura

Các trận V-  League thì đá như…mơ ngủ, nhìn đội CLB TP.HCM cũng là đại diện trong đó. Nhịp độ trận đấu rất buồn ngủ, cầu thủ rất yếu trong đối kháng, trận đấu thì cứ bị xé nát vì "đụng" là té. Thời lượng bóng sống 90 phút của trận đấu chừng 30 phút mà thôi. Đá thế làm sao trận đấu có chất lượng được.

Có lẽ Công Vinh đã nhìn ra điều đó từ một năm đá ở Nhật lẫn sau đó là học trò của HLV Miura, người Nhật mà Công Vinh nghiệm ra.

Các trận đấu V- League nhịp độ, sức đối kháng kém, chậm, yếu thì tất nhiên khi đội tuyển quốc gia tập trung đá các giải quốc tế gặp đối thủ khỏe, mạnh liên tục nâng nhịp độ lên cao, va chạm nặng… là đứt.

Buổi đầu Miura nâng tầm bóng đá Việt Nam đã bị gặp chỉ trích là "đao phủ". Tuy nhiên, ông Miura kiên nhẫn nâng cấp từng thứ vốn rất khó thay đổi khi nó đã ăn sâu vào tiềm thức cầu thủ và những nhà làm bóng đá...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại