Theo thông báo, công ty nói trên sẽ ngừng ngay lập tức và vô thời hạn việc tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh chung nào với Nga, điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào dự án LNG-2 ở Bắc Cực, khi họ vẫn là cổ đông.
Đối với dự án LNG-2 ở Bắc Cực, Nga đã lên kế hoạch xây dựng hai nhà máy, với một trong số đó sử dụng turbine điện khí có nguồn gốc từ Công ty Wison New Energies và Công ty turbine khí Cáp Nhĩ Tân.
Theo trang OilPrice, việc rút lui của doanh nghiệp Trung Quốc trở thành vướng mắc khó khăn nhất cần giải quyết trong dự án LNG-2 đối với nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa lỏng lớn nhất Nga - Novatek.
Dự án LNG-2 Bắc Cực nằm trên bán đảo Gydan, được coi là chìa khóa cho nỗ lực của Nga nhằm tăng thị phần LNG toàn cầu từ 8% lên 20% vào năm 2030 - 2035.
Trước đó, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Dự án LNG-2 đã làm gián đoạn kế hoạch khởi động sản xuất và bắt đầu ngày xuất khẩu những lô hàng đầu tiên của Novatek.
Các cổ đông nước ngoài đã đình chỉ việc tham gia dự án LNG-2 Bắc Cực sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden công bố các lệnh trừng phạt mới vào tháng 11/2023.
Tất cả họ đều từ chối cấp vốn cho dự án và đình chỉ hợp đồng cung cấp thiết bị cho nhà máy mới. Đối tác Trung Quốc đã cố gắng đến cùng, nhưng sau đó đã phải bỏ cuộc vì lo ngại cho hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
Kết quả này có thể đoán trước bởi vì nhà máy của Novatek phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ và đầu tư nước ngoài, đây là một dự án quốc tế với các cổ đông đến từ nhiều nước, trong đó có cả phương Tây - yếu tố mang lại nhiều rủi ro được chỉ ra từ đầu.
Ngược lại, nỗ lực của một gã khổng lồ khác của ngành năng lượng Nga là Gazprom lại chú trọng sử dụng dây chuyền công nghệ với thiết bị trong nước và chu trình sản xuất dựa trên thay thế nhập khẩu.
Điều này phần nào làm chậm quá trình phát triển kinh doanh, nhưng mang lại lợi ích lâu dài và không lo ngại bị ảnh hưởng bởi chính sách trừng phạt.
Đường ống Power of Siberia dài 3.000 km đưa khí đốt từ Nga tới Trung Quốc.