"Năm nay chúng tôi đang hoàn thiện việc tái thiết kế khoảng 30 bộ phận và chi tiết khác nhau sẽ được sản xuất bằng công nghệ 3D. Các bộ phận này hiện được sản xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, như đúc, đục lỗ hoặc gia công.
Theo kế hoạch của chúng tôi, quá trình này sẽ bắt đầu vào năm 2020”, ông Shibitov Giám đốc điều hành của Công ty Trực thăng Nga (Russian Helicopters, thuộc tập đoàn Rostech) cho biết.
Theo kế hoạch mỗi bộ phận được sản xuất theo công nghệ 3D sẽ được thiết kế kỹ lưỡng và phải trải qua quá trình thử nghiệm, kiểm tra sức mạnh theo đúng tiêu chí của các bộ phận được sản xuất theo công nghệ hiện đại.
Yêu cầu đặt ra đòi hỏi các bộ phận sản xuất theo công nghệ in 3D phải bằng hoặc vượt trội về đặc tính so với vật phẩm mà nó thay thế.
Hiện tại, các máy bay trực thăng do Nga sản xuất vẫn chưa sử dụng các bộ phận được chế tạo bằng công nghệ 3D. Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ sản xuất các bộ phận bằng 3D dự kiến sẽ được phát triển và ưa chuộng vì với công nghệ này có thể làm giảm trọng lượng và chi phí của các máy bay trực thăng.
Trước đó hãng hàng không Airbus đã khiến dư luận choáng váng khi trình làng chiếc máy bay không người lái đầu tiên được ra đời hoàn toàn bằng công nghệ in 3D vào năm 2016.
Chiếc máy bay Airbus không người lái đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D
Công nghệ in 3D trong những năm qua đã có những bước phát triển đầy triển vọng - đó là công nghệ của tương lai, biến tất cả các ý tưởng của con người thành hiện thực.