Dẫn đầu mức cổ tức và lợi nhuận chia lại cho SCIC là Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) với gần 693 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp quy mô lớn nhất trong ngành bia, đang sở hữu 26 công ty con và 18 công ty liên kết. Sabeco đang có 26 nhà máy bia trên cả nước với tổng công suất hàng năm là 2.400 triệu lít. Hiện, Sabeco có 11 công ty thương mại phụ trách hơn 600 nhà phân phối và 200.000 điểm bán sản phẩm khắp Việt Nam. Công ty cũng xuất khẩu sang 30 nước nhưng xuất. Năm 2024, Sabeco đặt mục tiêu doanh thu 34.397 tỷ đồng, lãi sau thuế 4.580 tỷ đồng.
Kế tiếp là CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM) với 677 tỷ đồng. Vinamilk cũng là đơn vị đi đầu nắm giữ hơn 50% thị phần ngành sữa Việt Nam. Doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn nhất cả nước, sở hữu 15 trang trại công nghệ cao với tổng đàn bò hơn 140 nghìn con và 16 nhà máy có công suất 1 tỷ lít sữa mỗi năm.
Hiện nay hơn 80% doanh thu của VNM vẫn đang đến từ thị trường nội địa, doanh nghiệp đang nỗ lực để tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2024, hãng sữa lớn nhất Việt Nam đạt doanh thu 30.790 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 19% lên khoảng 4.309 tỷ đồng.
Cùng với CTCP Tư vấn Đầu tư và Đầu tư Vệt Nam (Vietnam INCO) chia 600 tỷ. Đây được biết đến là thành viên của Tập đoàn VinGroup, chủ đầu tư dự án Vinhomes Metropolis tại số 29 Liễu Giai - được đánh giá là vị trí số 1 Hà Nội. Vinhomes Metropolis được khởi công năm 2016 với quy mô 3,5 ha. Dự án định hướng phân khúc cao cấp với 3 tòa căn hộ (1571 căn hộ hiện đại, 5 căn penthouse, 11 căn sky villa), 2 tòa văn phòng, hệ thống trường liên cấp Vinschool, trung tâm thương mại Vincom.
Hiện, SCIC đang nắm 30% vốn tại CTCP Tư vấn Đầu tư và Đầu tư Vệt Nam. Như vậy tổng số tiền mà doanh nghiệp này đã chi trả trong năm 2024 lên đến 2.000 tỷ đồng - gấp 33 lần so với vốn điều lệ 60 tỷ đồng.
Năm 2023, Vietnam INCO không chia cổ tức. Số liệu từ báo cáo của SCIC cho thấy Vietnam INCO có thể đã từng trả cho SCIC khoảng 300 tỷ cổ tức trong năm 2009 và 600 tỷ trong năm 2022.
Tổng mức đóng góp của 3 đơn vị trên đã gần 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 63% tổng cổ tức và lợi nhuận được chia trong kỳ của SCIC.
Cùng với đó, chia cổ tức và lợi nhuận hàng trăm tỷ còn có CTCP Viễn Thông FPT với 494 tỷ đồng và CTCP Dược Hậu Gian (mã chứng khoán DHG) với 226,5 tỷ đồng.
Về kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý 2/2024, SCIC ghi nhận doanh thu thuần 1.264 tỷ đồng - giảm đến 36% so với cùng kỳ. Nhờ khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư tăng mạnh, lợi nhuận gộp Công ty theo đó tăng lên 2.718 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, SCIC lãi sau thuế 2.352 tỷ đồng trong quý 2.
Luỹ kế 6 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu 3.947 tỷ - tăng 41% và LNST 5.917 tỷ đồng - tăng 95% so với cùng kỳ.
Tính đến thời điểm 30/6/2024, tổng tài sản SCIC vào mức 62.310,5 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 56.792 tỷ đồng. Công ty đang có 7.571,5 tỷ tiền mặt và tương đương tiền. Công ty cũng đang có gần 27.893 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng ngắn hạn, song song hơn 4.000 tỷ đồng đầu tư cổ phiếu.