Bất danh sư...
Cho đến lúc này, kể từ khi bước chân ra khỏi lò đào tạo của bầu Đức, tiền đạo xứ Nghệ đã có dịp làm việc với 4 HLV từ đội U19 lên U23, ĐTQG và tại CLB.
Cụ thể hơn, đến lúc này những người làm việc lâu nhất với Công Phượng là "ông giáo" Graechen (U19 Việt Nam, HAGL) sau đó là HLV Nguyễn Quốc Tuấn (HAGL) cùng lúc là U23 với ông thầy người Nhật Miura, rồi giờ là tướng Thắng tại ĐTQG, U22-U23 Việt Nam.
Điểm chung lớn nhất trong số các HLV mà Công Phượng cùng làm việc đến lúc này là gì? Tất cả đều không phải là tiền đạo khi còn thi đấu, khi ít nhất có 2 ông thầy đương nhiệm là HLV Quốc Tuấn, Hữu Thắng đều là trụ cột các đội bóng thời còn ra sân nơi hàng thủ.
Không có những ông thầy tốt khi đều xuất thân từ hàng thủ là thiệt thòi với Công Phượng
Hai đời thuyền trưởng mà Công Phượng từng làm việc chung đều không phải cầu thủ giỏi khi còn thi đấu. Thậm chí, với HLV Miura phong cách thi đấu của tiền đạo người xứ Nghệ còn không phù hợp, khi ông thầy người Nhật muốn đội bóng của mình chơi chắc nơi sân nhà nhiều hơn thay vì lấy công làm chủ đạo.
Không chỉ làm việc với các thuyền trưởng không phải "cỗ máy ghi bàn" đến BHL – những người giúp việc cho HLV trưởng cũng thế, gần như không có bất cứ chân sút thực thụ nào xuyên suốt trong thành phần BHL U19 từ năm 2005, đến U23 hay ĐTQG hiện tại.
Nói như thế không phải các HLV từng huấn luyện Công Phượng đều kém, hay vì không xuất thân tiền đạo mà chỉ đơn giản họ quá ít kinh nghiệm để chỉ điểm riêng cho tiền đạo người xứ Nghệ mà thôi.
Bất xuất cao đồ
Làm việc với các HLV trưởng thành thục phòng ngự hơn tấn công như thế, liệu rằng khả năng ghi bàn của Công Phượng có cùn đi? Câu trả lời nằm ở chuyện Đức Chinh tại lò PVF và Đà Nẵng ở quá khứ và hiện tại.
Trước khi cùng U19 Việt Nam giành vé dự VCK U20 Thế giới, Đức Chinh với thể hình cùng sự dìu dắt của cựu tiền đạo ĐTQG Việt Thắng đã nổi lên như một chân sút đầy hứa hẹn của BĐVN.
trong khi đó Đức Chinh lại có sự may mắn lớn khi làm việc với 2 chân sút cự phách của BĐVN
Tới khi được lò PVF chuyển giao cho Đà Nẵng, dù không được đá chính thường xuyên như Công Phượng nhưng dưới bàn tay của một chân sút cự phách một thời khác của ĐTVN là tiền đạo Huỳnh Đức càng nguy hiểm hơn rất nhiều.
Những tình huống cụ thể trên sân tập nếu hỏng, hoặc chưa tốt ngay lập tức được chỉnh sửa cho tới khi thành thục để khả năng săn bàn hoặc đơn thuần là chạy chỗ thế nào của Đức Chinh trở thành kỹ năng cơ bản nhất.
Khoan nói chuyện Đức Chinh sẽ tiến đến đâu và có thể lấy suất đá chính từ tay đàn anh hay không, nhưng ít nhất tiền đạo người Phú Thọ đang rất may mắn có những người thầy như thế.
Nó khác với Công Phượng, khi luôn được các HLV du di như cách tướng Thắng từng bảo vệ rằng "tiền đạo cần ích kỷ..." dù chân sút của HAGL liên tục bỏ lỡ cơ hội đối mặt với thủ môn, hay không chịu chuyền cho đồng đội.
để sẵn sàng làm lu mờ Công Phượng
Hoặc cũng khác với cách mà các ông thầy đã đi qua của Công Phượng chỉ biết ôm đầu tiếc nuối, hoặc lờ đi trong những tình huống ở ngay sân tập Công Phượng làm hỏng.
Và cứ thế, những tình huống đối mặt không ai kèm bị bỏ lỡ và hay xử lý kém cỏi vốn ít ỏi ban đầu đang dần trở thành thương hiệu của Công Phượng cũng là vì lẽ đó.
Sở hữu nhiều thứ để trở thành một tiền đạo giỏi, nhưng không danh sư đang biến Công Phượng trở thành nỗi thất vọng thực sự chứ không phải vì điều này, điều kia...như nhiều người đang cố lý giải.
Thêm vào đó, dường như ánh hào quang quá sớm khiến chân sút của HAGL tưởng mình đã tốt, để giờ mới tiếc cho Công Phượng.
Bầu Đức bảo Công Phượng không cần thay thầy, vậy thì ai có thể "giải cứu" chân sút số 10? Câu trả lời đành bỏ ngỏ...